Tiện ích, - 04/07/2014 02:49 PM
Cấu trúc thân xe máy hoặc xe đạp khiến phần thân xe có xu hướng nghiêng ngược lại hướng đánh tay lái.

Một trong những kỹ năng mà người chạy xe máy nên biết là đánh lái ngược (counter steering) khi vào cua. Về cơ bản, đánh lái ngược tức là khi vào cua, người lái xe đổ người kéo xe nghiêng vào trong cua, nhưng đẩy tay lái theo hướng ngược lại ra khỏi cua, theo một góc hợp lý. Ví dụ khi vào cua bên phải, người và xe nghiêng về bên phải nhưng tay lái đẩy quay một chút về bên trái.

Kỹ thuật này đặc biệt quan trọng khi vào cua ở tốc độ cao, những nơi có góc cua bo liên tục. Theo bản năng, nhiều người chạy xe máy thường có phản ứng ngược lại với kỹ thuật trên, đó là đánh lái vào trong cua, xe đổ vào trong nhưng người đổ ra ngoài. Ở tốc độ thấp, hành động này chưa gây nguy hiểm vì xe chưa mất trọng tâm, nhưng ở tốc độ cao lại là thảm họa. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều tay lái "ngã ngựa" khi vào cua, đặc biệt lúc điều khiển các dòng xe có góc lái hẹp như sportbike.

Vậy tại sao phải đánh lại ngược khi vào cua?

Khi đổ cua sang bên trái, tay lái được đẩy một chút sang phải.

Đây là câu hỏi mà nhiều người mê xe cộ có thể làm theo nhưng chưa hẳn đã hiểu nguyên nhân. Ngay cả ở những trường học dạy lái xe tiên tiến ở Mỹ hay châu Âu, các học viên được chỉ dạy khi nào bắt đầu kéo người  và tay lái vào trong cua (pull) và khi nào đẩy tay lái ngược (push), pull-push được thực hiện chính xác, đều đặn nhưng không biết về lý thuyết cơ bản bên trong.

Không cần phải là một nhà vật lý học để có thể hiểu cơ chế hoạt động phía sau kỹ năng này. Xe máy hay xe đạp là những xe single-track, tức là hướng chuyển động thay đổi ở cổ tay lái, đây là điểm chia tách xe thành hai phần chuyển động khác nhau, tất cả những xe này đều phải nghiêng thì mới có thể vào cua. Ngồi yên trên xe và đẩy tay lái sang trái, người và thân xe sẽ xu hướng nghiêng sang phải, vì thế khi vào cua bên phải, nếu đẩy tai lái sang trái thì trọng lượng xe nghiêng sang phải và ngược lại.

Với những xe single-track, bánh trước và sau không di chuyển cùng một vệt đường khi vào cua. Bánh trước sẽ lái tách ra khỏi vệt bánh sau, được gọi là out-track. Đánh lái ngược giúp đưa bánh xe phía sau đi đúng hướng mong muốn, đồng thời đưa thân xe nghiêng đúng vào trong cua. Tuy nhiên, có những áp lực đè lên vành, lốp xe... chống lái  việc đánh lái ngược.

Chuyển động thân người khá hữu dụng nhưng nhiều tay lái lại nghĩ điều này quan trọng hơn kỹ thuật. Vì thế khi vào cua tự tin tách cơ thể khỏi xe, quăng người mạnh vào trong cua lúc xe chưa đạt đủ tốc độ và góc nghiêng hợp lý, kết quả làm mất trọng tâm và "đo đường" vì tính cẩu thả. Thực tế, chỉ cần nắm vững kỹ năng đánh lái ngược, khi đánh lái cơ thể và phần thân xe sẽ tự động tạo ra góc nghiêng hợp lý. Nhưng nếu phải dùng nhiều lực để chống lại sức ép xuống bánh trước, tức là khi đó tư thế đã không còn hợp lý để đánh lái ngược.

Thường các xe sẽ phản ứng tốt với kiểu đánh lái ngược ở tốc độ trên 25 km/h. Trọng lượng, chiều dài cơ sở, loại vành, lốp đều ảnh hưởng đến áp lực mà người lái cần sử dụng để chiến thắng trọng lực tác dụng lên lốp khi vào cua. Vì thế những xe nhỏ dễ dàng kiểm soát hơn xe to, nhanh nhẹn và vào cua trơn tru trơn. Tuyệt đối không chủ động quăng người tách xa xe khi đang đánh lái ngược.

Cuối cùng, đương nhiên không chỉ có đánh lái ngược mà xe có thể đi đúng đường cua một cách trơn tru. Trước khi đẩy tay lái, cần kéo tay lái nhẹ nhàng theo cua, đánh lái ngược thường bắt đầu khi xe đã nghiêng, lúc đạt góc cua lớn nhất. Khi xe đã nghiêng, đang đánh lái ngược thì không được tách thêm người ra khỏi xe.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.
Tags: lái xe, mô tô