Tiếng kêu lạ từ nồi xe
Sáng sớm, vừa mất tiền, vừa rước sự khó chịu vào thân. Thế là hủy cuộc hẹn với bạn, quyết lân la trò chuyện với anh thợ sửa xe để tìm hiểu nguyên nhân. Nghe ù ù cạc cạc một hồi, đau đầu với các thông tin về kỹ thuật nhưng cũng hiểu ra là do dây curoa xe của mình quá cũ rồi.
“ Rất nhiều người không chú ý bảo dưỡng, để đến khi hỏng nặng mới đi thay”, anh nói. Nhiều trường hợp đang chạy mà đứt dây curoa thì càng tệ hơn. Có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân cũng như người xung quanh.
Khi nhận thấy các dấu hiệu như có tiệng động lạ từ nồi xe, mà thường nghe như âm thanh ma sát của hai vật khác nhau khi kéo tay ga. Điều này vừa gây khó chịu cho tài xế, vừa khiến bạn “quê độ” khi có nhiều ánh mắt nhìn về phía mình.
Chưa kể, khi chạy, cảm giác như xe bị lì máy, khá ì ạch. Cảm giác như động cơ đã quá cũ, làm việc không hiệu quả. Rồi khi lên dốc hay bất ngờ tăng ga, xe bị giật giật như kiểu bị hụt xăng. Gây ức chế khi lái vô cùng.
Chưa kể, tình trạng này còn khiến cho xe tiêu tốn nhiên liệu hơn bình thường rất nhiều. Bởi đây là bộ phận truyền động cho bánh xe. Nếu gặp phải vấn đề gì thì công suất truyền tải không đạt tối đa. Buộc động cơ phải làm việc nhiều hơn mới bù đắp kịp.
Ngay khi xuất hiện những biểu hiện trên thì cần phải mang xe đến các tiệm sửa chữa để khắc phục và thay thế ngay. Nếu vẫn chủ quan và tiếp tục sử dụng thì có thể dẫn đến đứt dây curoa, gây nguy hiểm khi đang lưu thông trên đường.
Xe tay ga tuyệt đối không được chở nặng
“Bộ phận này nằm bên trong nồi xe, làm sao mình biết được nguyên nhân của nó mà ngăn ngừa?”. Anh phì cười bảo: “Đúng là không thấy bằng mắt thường, nhưng bằng kinh nghiệm và cấu tạo của từng chi tiết mà các nhà sản xuất có thể hiểu rất rõ”.
Nếu nói về khách quan thì yếu tố về nhiệt độ, môi trường hoạt động là nguyên nhân khiến bộ phận này nhanh hỏng. Chẳng mấy khó hiểu khi phải làm việc trong điều kiện tốc độ thay đổi liên tục, sự ma sát sinh nhiệt lớn, lâu dần sẽ khiến chúng bị biến dạng và hư hỏng.
Rồi tài xế chở hàng quá nặng, phải vặn ga hết cỡ mới di chuyển được. Vệc này vô tình tạo nên một áp lực không hề nhỏ cho hệ truyền động, mà bộ phận phải chịu đựng lớn nhất chính là dây curoa. Lâu ngày sẽ bị mòn, chai cứng và dẫn đến hư hỏng.
Chạy tốc độ cao, hay đi xe trong mùa mưa bão cũng rất dễ khiến cho dây curoa nhanh hỏng. Bởi vì lúc bấy giờ, nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch khá cao. Điều gì xảy ra chắc chắn bạn cũng đã hình dung được.
Cuối cùng, nguyên nhân chủ quan đến từ chất lượng của dây curoa. Thị trường hiện nay có quá nhiều dây giả, kém chất lượng tràn lan. Nếu bạn không kiểm tra kỹ, hay giao hẳn xe mình cho các thợ sửa xe “không có tâm” thì chắc chắn bạn sẽ dính phải loại dây này.
Chẳng phải vô duyên vô cớ mà các nhà sản xuất thiết kế ra các dây curoa với các thông số khác nhau. Nó đáp ứng yêu cầu về vận hành, điều kiện thời tiết ở mỗi xe. Vì vậy, không phải loại dây nào cũng giống nhau. Mỗi cái phù hợp với một chiếc xe riêng biệt. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ chiếc xe của mình để mua đúng loại dây cu roa phù hợp.
Ngoài ra, khi chạy một thời gian trong điều kiện mưa năng liên tục thì bạn phải kiểm tra và bảo dưỡng sạch sẽ bộ phận này. Sau 9.000 km (tầm 1 năm) thì bạn nên thay dây mới để đảm bảo hệ truyền động làm việc tốt. Tránh bị “quê” bởi những âm thanh lạ và tốn tiền để đổ xăng xe.
Câu hỏi của bạn đọc CafeAuto: Trường hợp dây curoa phát ra âm thanh bất thường khi hệ thống điều hoà trên xe hoạt động thì cần xử lý ra sao?
Câu hỏi từ bạn đọc Cafeauto có nội dung: Xe Airlblade đã chạy hơn 30.000km mà vẫn hoạt động bình thường, ít tốn nhiên liệu thì có cần thay dây curoa không?
Câu hỏi từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Nhà tôi đang chạy chiếc Lacetti CDX 1,8 lít. Xe của tôi đời 2010, đã chạy được 50.000 km, đã bảo dưỡng 50.000 km cách đây hơn 1 tháng.