Tiện ích, - 13/03/2015 03:49 PM
Băng qua đường sắt không giống như các xe ôtô gặp nhau tại ngã tư, luôn sẵn sàng nhường đường cho tàu hỏa là lựa chọn sáng suốt.

Tàu hỏa mất nhiều thời gian để dừng hơn ôtô bởi lẽ luôn di chuyển với tốc độ cao, đường ray riêng, quán tính lớn. Ví như khi đang chạy ở tốc độ khoảng 80 km/h thì cần tới khoảng 500-600 m để dừng. Nếu khoảng cách so với vật cản ở mức dưới 200 m thì lái tàu sẽ không áp dụng phanh khẩn cấp thì quãng đưỡng ngắn khiến gia tốc giảm quá nhanh ảnh hưởng đến an toàn của hành khách trên tàu.

Để băng qua đường sắt an toàn, các lái xe nên trang bị đủ kỹ năng cần thiết như hướng dẫn của wikihow dưới đây.

Trường hợp 1: chủ động băng qua đường ray

Bước 1: Giảm tốc

Ngay khi phát hiện sắp tới đoạn giao cắt với đường tàu, lái xe phải chủ động giảm tốc độ để có đủ thời gian quan sát xung quanh, nên bật đèn tín hiệu.

Bước 2: Dừng hẳn

Dừng cách đường ray khoảng 5m. Tàu bao giờ cũng rộng hơn đường ray và quán tính lớn có thể cuốn theo những vật thể đứng gần khi tàu chạy qua với tốc độ cao.

Bước 3: Quan sát

Quan sát cả hai hướng để xác định an toàn tuyệt đối. Nếu có đèn tín hiệu thì phải dừng lại đợi cho tới khi tàu qua.

Bước 4: Lắng nghe

Hạ cửa kính, vặn nhỏ nhạc để tăng tầm nhìn cũng như lắng nghe âm thanh kéo còi của tàu.

Bước 5: Quan sát lần nữa

Cũng giống như cách băng qua ngã tư đường, quan sát hai hướng rồi lặp lại lần nữa.

Bước 6: Băng qua

Cẩn thận băng qua đường ray. Nếu lái xe số sàn, nên để ở cấp số nhỏ để xe có lực kéo lớn.

Bước 7: Dứt khoát

Một khi đã nhấn ga lao lên thì phải băng qua dứt khoát, nếu có tiếng còi hú hay đèn tín hiệu bật sáng đi chăng nữa cũng không được dừng, vì lúc này xe đang ở trên đường ray của tàu.

Trường hợp 2: Bị kẹt giữa đường ray

Nếu chẳng may vì một lý do nào đó, xe đang băng băng qua đường ray thì chết máy và kẹt lại giữa đường. Đừng chần chừ mà hãy hành động theo những bước sau đây.

Bước 1: Ra khỏi xe ngay lập tức

Đừng bấm còi, bật đèn khẩn cấp với hy vọng tàu sẽ dừng, bởi lẽ tàu không có khả năng dừng ngay lập tức trong khoảng cách ngắn. Hành động sáng suốt lúc này là ra khỏi xe, giúp đỡ người già, trẻ em trên xe ra ngoài thật nhanh.

Bước 2: Đừng cố lấy theo thứ gì

Đừng tự chuốc rủi ro cho bản thân bằng cách cố níu lại để mang theo các vật dụng cá nhân, chỉ làm tốn thêm thời gian. Vật duy nhất đừng quên có lẽ là điện thoại để liên lạc với cứu hộ hoặc cảnh sát khi cần thiết.

Bước 3: Chạy xa đường ray

Tất nhiên, sau khi ra khỏi xe, hãy chạy ra xa đường ray là cách giảm thiểu rủi ro.

Bước 4:  Chạy theo hướng tàu đang tới

Khi thoát khỏi đường ray, nếu tàu đã đến rất gần khi đừng cố chạy theo hướng tàu để thoát mà phải chạy ngược lại hướng tàu tới. Bởi lẽ nếu chạy theo hướng tàu thoát, khi va chạm với xe, các mảnh vỡ có thể bay trong không khí và gây sát thương.

Trong trường hợp quan sát thấy không có chiếc tàu nào đến trong cự ly tầm mắt. Cách xử trí tốt nhất nếu gần đó có nhân viên ngành đường sắt là gọi cứu hộ, nếu không có thể gọi cảnh sát. Ngoài ra, những người đi đường dài có kinh nghiệm thường đối phó bằng cách, áp tai xuống đường ray để xác định xem tàu sắp tới hay chưa. Sau đó, tay quay liên tục thành đường tròn, nếu ban đêm cầm thêm vật phát sáng để báo hiệu cho tàu biết và dừng lại.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.