Tiện ích, - 21/05/2013 04:44 PM
Chưa cần đến 3 phút để người bình thường học cách tăng giảm ga, những sẽ cần nhiều năm để họ biết cách kiểm soát tốc độ.

Không ít người tin rằng, đi xe máy còn dễ hơn cả xe đạp. Bởi xe máy chắc, bánh to nên dễ cân bằng, và vì hầu hết người học lái xe máy đã biết đi xe đạp nên việc giữ cân bằng không còn là vấn đề. Trong khi đó chân luôn để ở tư thế thoải mái, không phải đạp.

Nếu quan niệm rằng lái xe chỉ đơn giản là biết mở khóa điện, đề khởi động, vào số, vít ga, phanh, đánh lái thì có lẽ việc học lái chưa cần đến 3 phút. Nhưng nếu muốn đạt tới tầm kiểm soát tốc độ chủ động, linh hoạt thì phải cần đến nhiều năm rèn luyện với thái độ nghiêm túc mới có thể đạt được.

Làm quen với tay ga

Công suất động cơ tăng theo góc vít ga. Máy gầm lên nếu vặn nhanh và mạnh. Nếu xe đã vào số 1, nó sẽ chồm lên khiến người điều khiển giật mình. Vì thế, việc học ga nên được bắt đầu từ thao tác nguội, khi chưa nổ máy nhằm làm quen với độ nặng của tay ga trên từng loại xe, rồi mới tiến hành khởi động nóng tại chỗ. Chuyển số về Mo, nổ máy, lặp lại thao tác vít ga để cảm nhận mối tương quan giữa lực vặn, góc xoay với công suất động cơ. Bước cuối cùng là luyện tập thực tế, kinh nghiệm cho thấy, khi gài số cao (số 4 hoặc 3), công suất động cơ và tốc độ xe tăng chậm hơn số thấp (số 2 hoặc 1) tránh được hiện tượng xe chồm.

Kết hợp phanh đồng thời bằng cả tay và chân

Thói quen chỉ dùng phanh trước ở người mới lái không hiếm, đặc biệt ở nữ giới. Đó là dấu ấn của thói quen đi xe đạp. Dùng phanh tay không xấu, thậm chí còn rất hiệu quả nhưng không tận dụng được khả năng phanh tối đa, đồng thời dễ bị ngã vì mất cân bằng.

Giai đoạn đầu mới tập, người chưa quen thường mất thời gian suy nghĩ chân phanh ở bên trái hay bên phải? Ngay cả khi đã chọn, họ cũng mất thời gian để đưa chân vào vị trí đạp.

Khẩu khuyết ở đây là “tay nào, chân ấy”. Cả phanh tay và phanh chân đều được bố trí bên phải là bên thuận của hầu hết mọi người. Hãy đừng chờ tới lúc đạp phanh mới điều chỉnh chân. Ngay từ khi ngồi lên xe, bạn đã cần đặt chân vào tư thế sẵn sàng phanh. Tác dụng lực đủ để cảm nhận của sự hiện diện của nó.

Không chỉ lúc cần mới đạp phanh, trong quá trình luyện tập, hãy thường xuyên quan tâm tới nó. Tưởng tượng quá trình phối hợp tay chân khi phanh. Bạn sẽ thấy bất ngờ về về khả năng thao tác của bản thân.

Phanh gấp thường kèm theo hiện tượng chúi đầu về phía trước, nếu không sẵn sàng sẽ rất dễ đổ xe hoặc mất lái. Vì vậy khi phanh cần giữ cả xe và thân ở tư thế đứng, hai cánh tay trong tư thế chịu lực.

Lái xe bằng thân

Điều này có vẻ là nghịch lý, nhưng đó là thực tế. Đánh lái bằng tay có vẻ khá dễ ở tốc độ thấp, không hề đơn giản khi chạy nhanh bởi mọi khối lượng đều có xu hướng chuyển động theo quán tính. Cơ thể thay đổi vị trí, hướng chuyển động của xe sẽ thay đổi theo. Bạn sẽ nhận thấy xe rất khó lái nếu người ngồi sau lắc lư.

Lựa tầm quan sát theo tốc độ

Khi thói quen chưa nhuần nhuyễn, người học lái thường chú tâm nhiều vào xe, mà qua việc quan sát hoặc chỉ chú ý trong phạm vi gần, phản ứng chậm không bắt kịp diễn biến của tình huống. Để các thao tác không lệ thuộc vào mắt, điều quan trọng bạn cần cảm nhận vị trí điều khiển (tay phanh, chân phanh, cần số, tay côn…) và di chuyển về trạng thái sẵn sàng khi cần thiết.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.