1. Lốp xe
Lốp xe là bộ phận đặc biệt quan trọng giúp xe vận hành êm ái. Chính vì vậy đây là bộ phận đầu tiên cần kiểm tra trước khi lái xe. Độ mòn và áp suất lốp là 2 yếu tố cần lưu ý kiểm tra.
Khi kiểm tra độ mòn lốp xe cần kiểm tra đầy đủ cả 4 bánh. Nếu độ mòn lốp vượt quá quy định nên thay lốp mới. Về áp suất lốp cách kiểm tra đơn giản nhất là dùng đồng hồ đo áp suất. Không nên để lốp quá non hoặc quá căng. Mỗi loại lốp điều có mức áp suất được nhà sản xuất quy định và việc cần làm là tuân thủ chúng.
2. Đèn xe và hệ thống tín hiệu
Rất nhiều lái xe thường bỏ qua việc kiểm tra hệ thống đèn. Tuy nhiên, khi di chuyển vào ban đêm hay thời tiết xấu thì hệ thống đèn vô cùng quan trọng để đảm bảo sự an toàn.
Cần kiểm tra đầy đủ các loại đèn để đảm bảo rằng chúng đều hoạt động trơn tru. Về phía trước cần kiển tra đèn pha, đèn cốt, đèn sương mù và đèn xi nhan. Tương tự, ở phía sau cần kiển tra đèn phanh và đèn xi nhan.
3. Các loại dầu và nước làm mát
Dầu trợ lực lái, dầu phanh, nước rửa kính và nước làm mát là những bộ phận cần kiểm tra. Để không bỏ sót các loại dầu và nước làm mát nên kiểm tra từ bên trái qua bên phải.
Ở các nắp của các bộ phận này thường có 2 mức Max và Min. Lượng dầu tốt nhất là ở gần mức Max. Nếu mức dung dịch vượt quá mức Max hoặc thấp hơn Min điều ảnh hưởng không tốt đến hoặc động của xe.
Tương tự, kiểm tra mức Max và Min cũng được áp dụng cho dầu nhớt máy. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý tới màu sắc và mùi của dầu máy. Đây chính là báo hiệu sự bất thường của động cơ.
4. Điều chỉnh ghế ngồi
Ngồi đúng tư thế không chỉ giúp việc lái xe dễ dàng mà còn tăng tính an toàn cho các cuộc hành trình. Để có được điều này trước khi lái cần điều chỉnh vị trí ngồi phù hợp và thoải mái. Ghế ngồi không quá ngã ra phía sau, cũng không quá thẳng và phải tạo được điểm tựa cho người lái.
Thử tư thế nguồi bằng cách đạp hết chân phanh. Tư thế ngồi đúng là khi đạp hết chân phanh, chân người lái vẫn tạo được một góc 30 độ.
5. Điều chỉnh gương
Sau khi có tư thế ngồi thoải mái và đúng cách bước tiếp theo là cần điều chỉnh gương chiếu hậu.
Đối với đương bên trái cần điều chỉnh gương để bao quát hết góc phần tư phía sau ở bên trái. Tương tự với bên phải, điều chỉnh cho tới khi quan sát được toàn bộ góc phần tư bên phải phía sau. Đối với gương chiếu hậu trong cabin sao cho bạn nhìn thấy cửa sổ sau ở chính giữa gương.
Sau khi kiểm tra các bước cơ bản trên thì tâm lý là yếu tố tiếp theo người lái cần “kiểm tra”. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tay lái mới. Tâm lý ổn định sẽ giúp người lái tự tin và xử lý tốt các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Nếu không phải bắt buộc ra ngoài, bạn không nên lái xe ra đường. Tuy nhiên, do nhiều lí do mà bạn phải tham gia giao thông thì bạn cần chú ý những điều sau khi lái xe trong điều kiện mưa bão.
Vào mùa mưa, việc hạn chế ra đường bằng xe 2 bánh được xem là ưu tiên. Tuy nhiên, do nhu cầu cuộc sống hằng ngày, cũng như quá trình lao động, đòi hỏi mọi người phải đội mưa để chạy xe ngoài đường.
Đến mùa mưa, bạn cần phải hiểu rõ hơn và điều kiện đường, hiểu hơn về chiếc xe của mình cũng như những người xung quanh để có thể di chuyển an toàn, văn minh và tránh các rủi ro cho chính bản thân.
Để tránh bị tắc đường khi từ quê lên trở lại thành phố, các chủ xe cần bỏ túi cho mình những kinh nghiệm dưới đây.
Dù có đọc nhiều lý thuyết về cách cầm lái, tuy nhiên có những kỹ năng mà chỉ khi trải qua thực tế thì mới tạo nên những kinh nghiệm lái xe trong thời gian dài.