1. Không dùng gương chiếu hậu
Thậm chí là nhiều người còn tháo gương chiếu hậu trên xe máy để... cho đẹp. Trong khi đây là bộ phận rất quan trọng giúp người điều khiển có thể quan sát người đi phía sau trong trường hợp chuyển hướng di chuyển. Tuy nhiên, hầu hết mọi người thường không có thói quen sử dụng gương chiếu hậu, mà thường chuyển hướng luôn mà không quan sát, hoặc là ngoái đầu lại phía sau.
Khi di chuyển trên đường với mật độ khá đông và tốc độ chạy xe cao, nhất là trong mùa hè các chị em thường che chắn kỹ nên "ngại" quay đầu quan sát. Đây là thói quen xấu, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Do đó, không chỉ cần gắn gương chiếu hậu mà trước mỗi chuyến đi bạn phải kiểm tra góc gương có đủ để quan sát bao quát phía sau hay không.
2. Lạm dụng còi xe, hoặc không sử dụng
Trên những cung đường tắc nghẽn giao thông, thường ồn ào không chỉ bởi tiếng động cơ mà còn vì nhiều người có thói quen bấm còi xe liên tục, vì nghĩ rằng khi bấm còi nhiều thì người khác sẽ nhường đường. Thậm chí, có người còn "độ" còi với cường độ âm thanh lớn hoặc là "sao chép" âm thanh còi của xe ưu tiên.
Đây đều là các thói quen không tốt bởi vì đường tắc, ai cũng khá là mệt mỏi và căng thẳng nên việc bóp còi xe liên tục càng khiến không khí trở nên căng thẳng hơn.
Ngược lại, với nhiều người còi xe thậm chí là nút vô dụng vì gần như không bao giờ sử dụng. Dẫu vậy, đối với những con đường như ngõ nhỏ, yên tĩnh và ít người thì bạn nên bấm còi mỗi khi rẽ vào ngõ. Vì đôi khi người đi đường không nghe thấy tiếng động cơ xe nên va chạm rất dễ xảy ra.
Nhìn chung, lạm dụng hoặc không bao giờ dùng còi xe đều không tốt, mà nên sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
3. Chuyển hướng không bật đèn xi nhan
Thông thường, khi chuyển làn đường, rẽ trái, rẽ phải, quay đầu người lái xe đều cần phải bật tín hiệu đèn xi nhan để báo hiệu cho người đi phía sau. Tuy nhiên khá nhiều người lại không có thói quen bật đèn xi nhan, mà lại chuyển hướng luôn hoặc thậm chí là bật xi nhan một hướng, lại rẽ hướng khác khiến người khác bất ngờ thậm chí xảy ra va chạm.
Đây là lỗi vi phạm giao thông, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt, mức xử phạt mới nhất cho hành vi không bật đèn xi nhan trong trường hợp cần thiết theo Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP là từ 100.000 - 200.000 đồng.
4. Đi không đúng làn đường
Đây là thói quen phổ biến, nhất là vào giờ cao điểm, khi mà người điều khiển xe máy đi hết sang làn "dành riêng cho rẽ phải" hoặc "dành riêng cho rẽ trái", khiến những người muốn rẽ không di chuyển được.
Hoặc tại Hà Nội, trên những tuyến có xe buýt BRT thì thường có làn dành riêng cho xe buýt BRT, nhưng lại khá nhiều người xe máy điều khiển xe vào làn đường này, ngay cả khi tắc đường hoặc không tắc đường.
Tại sự kiện CES 2025, liên doanh giữa Sony và Honda vừa công bố tên gọi chính thức và giá bán cho mẫu sedan điện Afeela 1 đầu tiên của mình.
Kể từ khi mở bán thì đây là lần đầu tiên Honda Civic Type R được điều chỉnh giá bán với mức tăng rất mạnh khi có giá đề xuất mời gần 3 tỷ đồng.
Để tăng sức bán trước Tết âm lịch, Honda đã có những chính sách hỗ trợ người mua trong tháng đầu năm 2025 bằng hình thức quà tặng, hỗ trợ trước bạ hoặc tiền mặt.
Ngày 23/12/2024, Nissan, Honda và Mitsubishi đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) để xem xét khả năng Mitsubishi Motors tham gia vào kế hoạch hợp nhất kinh doanh thông qua việc thành lập một công ty cổ phần chung, tiếp nối MOU trước đó giữa Nissan và Honda.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, phần mềm hoạt động của xe có thể gặp lỗi khiến xe hoạt động không đúng thiết kế dẫn đến mất thăng bằng khi điều khiển.