Đừng để những con số và ký hiệu trên lốp làm bạn hoang mang. Tất cả những ký hiệu này đều có ý nghĩa riêng và đều được mã hóa theo phương thức dễ hiểu nhất. Bạn chỉ cần tìm hiểu một chút, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng.
Tất cả những bí mật của một chiếc lốp xe đều nằm trong những con số. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có đến 10 thông số kỹ thuật được ký hiệu trên thân lốp.
Dĩ nhiên tên thương hiệu lốp vẫn là ký hiệu lớn và dễ nhận ra nhất trên lốp. Vì nó mang tính chất quảng bá và tạo dấu ấn riêng cho lốp. Ví dụ, trên các lốp Pirelli Scorpion, ký hiệu con bò cạp đều được in nổi trên nó, trên cả lốp ô tô lẫn lốp xe máy.
Tuy nhiên, thứ bạn cần quan tâm chính là những ký hiệu nhỏ hơn ở phía dưới logo lốp. Kích thước lốp được ký hiệu bằng 3 con số, cách nhau bằng các dấu gạch xiên và gạch ngang. Ví dụ như 90/90-17 hay 130-70-16. Hoặc một số còn được ký hiệu với chữ và dấu cách. Ví dụ như 170/60R16 hay 170/60 16. Tất cả những cách viết này đều biểu thị một thông số như nhau.
Con số đầu tiên thể hiện độ rộng của chiếc lốp. Ví dụ như 90/xx-xxx thì có nghĩa là lốp có chiều rộng 90 mm. Con số này được đo theo đường thẳng từ mép này đến mép kia của lốp.
Con số thứ hai thể hiện chiều cao của lốp, nhưng theo một tỉ lệ đặc biệt. Nếu lốp xe có ký hiệu là 130/70 xx thì có nghĩa là chiều cao của nó bằng 70% chiều rộng của lốp. Tương ứng với 130 x 0.7 = 91 mm. Về cơ bản, con số thứ 2 càng lớn thì lốp càng cao. Các xe thể thao cũng có tỷ lệ % thấp hơn. Trong khi đó, các xe off-road/adventure/dual-sport đều có tỷ lệ % cao hơn.
Con số cuối cùng thể hiện đường kính của lốp xe tính bằng inch. Những lốp sau thường có đường kính nhỏ hơn, trong khi những lốp trước có đường kính lớn hơn. Ví dụ như (lốp sau-trước): 15-17, 17-17, 17-21, 18-21… Vì thế, khi mua một bộ lốp mới, bạn nên chú ý đến kích cỡ của lốp trước và lốp sau để có thể lắp đặt chính xác.
Ngoài kích cỡ của lốp, bạn cũng nên chú ý đến loại lốp mà bạn đang sử dụng là có ruột/săm hay không ruột/săm, trọng lượng có thể tải và tốc độ giới hạn. Ví dụ như: ký hiệu TT có nghĩa là Tube Type (lốp có ruột/ săm), và TL có nghĩa là TubeLess (lốp không ruột/ săm).
Với tốc độ giới hạn của lốp, bạn có thể dựa vào bảng sau để đánh giá tốc độ giới hạn của lốp xe:
L- tốc độ tối đa 120 km/h (74 mph) M – tốc độ tối đa 130 km/h (81 mph) N – tốc độ tối đa 140 km/h (87 mph) P – tốc độ tối đa 150 km/h (93 mph) Q – tốc độ tối đa 160 km/h (99 mph) R – tốc độ tối đa 170 km/h (105 mph) S – tốc độ tối đa 180 km/h (112 mph) T – tốc độ tối đa 190 km/h (118 mph) U- tốc độ tối đa 200km/h (124 mph) H – tốc độ tối đa 210 km/h (130 mph) V – tốc độ tối đa 240 km/h (149 mph) W – tốc độ tối đa 270 km/h (168 mph) Y – tốc độ tối đa 300 km/h (186 mph) Z – tốc độ tối đa trên 240 km/h (149 mph) |
Độ tải tối đa của lốp thì thường được tính bằng cả kg lẫn lb bởi hầu hết các nhà sản xuất. Số này được hiển thị kế bên các thông số về an toàn và áp lực lốp. Bạn có thể tham khảo ở bảng sau để biết chính xác chiếc lốp của mình có độ tải tối đa là bao nhiêu.
Cuối cùng trên lốp là 4 ký hiệu cuối cùng, đặt kế bên chứ DOT (Department of Transportation), thể hiện ngày sản xuất của chiếc lốp. Ví dụ như DOT 1414 có nghĩa là chiếc lốp này được làm vào tuần thứ 14 của năm 2014. Nếu như chiếc lốp của bạn được sản xuất quá 5 năm kể từ ngày sản xuất thì bạn không nên sử dụng nó để tránh rủi ro không đáng có.
Trợ lực tay lái là món đồ cần thiết cho bất cứ ai khi chơi phân khối lớn. Một cây trợ lực tốt có thể hỗ trợ anh em lái mới kiểm soát tay lái tốt hơn và cũng có thể giúp anh em đã có kinh nghiệm yên tâm hơn khi di chuyển ở tốc độ cao.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa gửi Dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trong đó có nội dung liên quan đến đề xuất xe mô tô, xe gắn máy phải kiểm tra khí thải định kỳ.
Sáu mẫu xe mới thuộc bộ sưu tập 120th Anniversary thuộc phiên bản giới hạn vừa được giới thiệu tại thị trường Việt Nam, trong số đó có một số mẫu xe đã có chủ với giá bán hơn 1 tỷ đồng.
Không ít ý kiến cho rằng, với phần mềm mô phỏng, nhiều tình huống đưa ra vô lý, thậm chí không đúng với phản xạ thực tế của người lái xe trên đường. Điều này dẫn tới tình trạng người học ghi nhớ như học thuộc bài chứ chưa thể xử lý theo đúng phản xạ thực tế.
Tại thị trường Việt Nam, Kawasaki Versys-X 300 đang có giá gần 163,1 triệu đồng, trong khi Royal Enfield Himalayan Scram 411 có giá 139,9 triệu đồng (giá đã bao gồm VAT). Cả hai đều được khá nhiều người quan tâm bởi sự đa dụng và kiểu dáng bắt mắt.