Không ít ý kiến cho rằng, với phần mềm mô phỏng, nhiều tình huống đưa ra vô lý, thậm chí không đúng với phản xạ thực tế của người lái xe trên đường. Điều này dẫn tới tình trạng người học ghi nhớ như học thuộc bài chứ chưa thể xử lý theo đúng phản xạ thực tế.

Cục trưởng Cục Đường bộ cho biết, phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe ô tô là cần thiết để kiểm tra tình huống lái xe. Qua đó góp phần đảm bảo an toàn khi cấp bằng lái xe cho các học viên.

Tuy nhiên, phần thi mô phỏng hiện nay là hơi khó. Chính vì vậy, Cục Đường bộ đang rà soát và tham mưu cho lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi. Tuy nhiên, Cục Đường bộ sẽ tiếp tục quan điểm giữ phần thi mô phỏng trong sát hạch lái xe ô tô, tuy nhiên sẽ kiểm tra để sửa đổi giảm độ khó phần thi mô phỏng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, quá trình xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông, Bộ đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan, doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng của DVSA (Anh), VicRoad (Australia), Nhật Bản, Singapore… để xây dựng 120 kịch bản tình huống gây mất an toàn giao thông xảy ra trong thực tế (các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) để người đọc nghiên cứu, nhận biết, phán đoán và đưa ra phương án xử lý bảo đảm lái xe an toàn.

Mục đích của phần mềm mô phỏng là để người học nhận biết các tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thường gặp và những nguy cơ tiềm ẩn tai nạn khi tham gia giao thông ở các điều kiện, môi trường giao thông trên đường bộ khác nhau.

Từ đó người học nhận biết, phân tích và xác định từng giai đoạn xảy ra trong một tình huống giao thông. Cụ thể như giai đoạn bắt đầu tình huống, các dấu hiệu chuẩn bị xuất hiện tình huống, diễn biến của tình huống, kết thúc tình huống.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng tại một số cơ sở sát hạch lái xe trong thời gian qua, phần mềm mô phỏng nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều về những bất cập, hạn chế. Đầu tiên là sự thiếu thực tế.

Không ít ý kiến cho rằng, với phần mềm mô phỏng, nhiều tình huống đưa ra vô lý, thậm chí không đúng với phản xạ thực tế của người lái xe trên đường. Điều này dẫn tới tình trạng người học ghi nhớ như học thuộc bài chứ chưa thể xử lý theo đúng phản xạ thực tế.

Dù quan sát tốt tới đâu, phản xạ nhanh thế nào vẫn không thể có điểm cao, thậm chí bị 0 điểm. Như vậy, mục đích kiểm tra phản xạ của người học khó đạt được trong chương trình học và thi mô phỏng.

Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, khi thực hiện phần thi trên phần mềm mô phỏng cho cảm giác giống một game thử thách hơn là những tình huống thực tế được trải nghiệm trên đường. Lý do vẫn là do các tình huống thi đều khác quá xa thực tế trên đường.

Theo quy định tại Thông tư 04/2022 (sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ), các trung tâm sát hạch lái xe phải sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe. Theo đó, các học viên thi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo từ sau ngày 15/6/2023 áp dụng hình thức sát hạch mới này.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.