Chính sách thuế không ưu đãi
Cần phải thấy ngay rằng, các cơ quan quản lý vẫn đang giữ quan điểm chính sách thuế đánh vào ô tô được duy trì ở mức cao nhằm hạn chế người dân sử dụng phương tiện này. Mặc dù thuế tiêu thụ đặc biệt với các dòng xe cỡ nhỏ đã được giảm (đơn cử như xe dưới 1.5l được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt còn 35%), nhưng chỉ riêng việc tồn tại sắc thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này đã cho thấy, trong tương lai gần, người tiêu dùng đương nhiên phải gánh loại thuế này trong cơ cấu giá sản phẩm mà mình mua.
Với những dòng xe nhập khẩu từ ASEAN (mà người Việt khá ưa chuộng), việc thuế suất thuế nhập khẩu được đưa về mức 0% cũng là điều đáng mừng. Song, thị trường ô tô Việt không chỉ có các sản phẩm được nhập khẩu từ khu vực này, mà còn rất nhiều sản phẩm được nhập khẩu từ các nước khác, nên rất dễ đưa ra nhận định rằng: năm 2018 sẽ không có cú sốc nào lớn về giảm giá ô tô trong nước.
Hơn nữa, ngay trong cuộc gặp giữa lãnh đạo Bộ Công thương và đại diện các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam được tổ chức hồi cuối tháng 2 vừa qua cũng cho thấy, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước cũng đang “kêu” về chính sách thuế. Trong đó, chính sách về thuế nhập khẩu linh kiện phục vụ lắp ráp trong nước đang được để ở mức cao bị coi là nguyên nhân khiến cho giá sản phẩm được lắp ráp trong nước mất đi tính cạnh tranh so với chính sản phẩm cùng loại được nhập khẩu.
Có nhiều doanh nghiệp đã “dọa” sẽ bỏ không lắp ráp xe trong nước, mà chuyển hẳn sang hoạt động nhập khẩu, bởi nếu lắp ráp với linh kiện giá cao, thì họ thà đi buôn còn hơn.
Điều này cho thấy, ngay việc “sản xuất” ô tô trong nước cũng đang không thực sự tạo ra sự khác biệt về giá khi so sánh xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước.
Lẽ tất nhiên, cơ quan quản lý cũng chưa dễ đồng ý với ý kiến của doanh nghiệp bởi nhiều lẽ. Một trong những quan điểm hợp lý mà Bộ Tài chính vẫn luôn bảo vệ là cần duy trì sắc thuế, cũng như các loại phí khác ở mức cao, bởi nguồn thu từ ngân sách nhà nước từ mặt hàng ô tô trong những năm qua chiếm vị trí quan trọng.
Chỉ riêng những “mâu thuẫn lợi ích này” giữa các bên cũng khó được giải quyết chỉ trong một sớm một chiều. Hay nói cách khác, chính sách thuế, phí cao đánh vào mặt hàng ô tô sẽ không bị bãi bỏ.
Xe cá nhân không được ưu tiên
Trong thời gian ngắn vừa qua, lượng ô tô cá nhân trong toàn quốc, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tăng chóng mặt. Dĩ nhiên, cơ quan quản lý nhà nước đã nhận ra vấn đề này và đang có xu hướng “xiết” việc sử dụng xe cá nhân.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải còn cảm thán, nếu tình trạng đường và xe như Hà Nội hiện tại, 5 năm nữa ra đường chỉ có… đứng nhìn. Do đó, tại thành phố này, lãnh đạo đang quyết tâm đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng và kiên quyết duy trì chính sách cứng rắn với xe cá nhân. Việc quyết tâm khai trương tuyến bus nhanh BRT (dù phải lấy một phần đường của ô tô và xe máy) trước sự phản ứng gay gắt của đông đảo người sử dụng xe máy và ô tô cho thấy, Hà Nội đang tiến tới phát triển tích cực các loại hình giao thông công cộng. Không loại trừ khả năng thành phố này sẽ tính toán tới các giải pháp mạnh tay hơn để giải quyết tình trạng phát triển xe cá nhân đang tăng mạnh như hiện nay.
Còn tại TP.HCM, thông tin về việc Thành phố đang nghiên cứu áp dụng thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong thời gian tới cũng là đề tài thu hút sự quan tâm. Động thái này cộng với việc các quận trung tâm đang “rắn tay” với việc sử dụng lề đường, lòng đường làm chỗ đỗ xe đang gây cho người sử dụng xe ô tô sự “khó chịu”.
Cộng với đó, các dự án xây dựng bãi đỗ xe tại khu vực trung tâm của hai thành phố lớn nhất nước này đang được triển khai rất chậm, gây ra tình trạng thiếu chỗ đỗ xe trầm trọng, khiến việc sử dụng ô tô của đa số chủ phương tiện trở nên khá… bất tiện.
Lẽ tất nhiên, câu chuyện sở hữu xe (hay xe giá rẻ) là quyền đương nhiên của mỗi người dân. Nhưng cơ quan quản lý cũng có quyền hạn chế việc sử dụng xe cá nhân thông qua hàng loạt chính sách nhằm phục vụ lợi ích chung.
Do đó, nếu xét về hướng nhìn từ chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, thì dự báo về việc xe ô tô sẽ được ồ ạt đăng ký mới trong thời gian tới dường như là câu chuyện… không tưởng.
Những mâu thuẫn từ chính doanh nghiệp
Trong thời gian qua, người tiêu dùng trong nước liên tục phản ứng khi cơ quan chức năng giữ nguyên quan điểm: hạn chế số thương nhân tham gia nhập khẩu xe từ nước ngoài, bằng một loạt chính sách, trong đó nổi bật nhất là chính sách “phải có giấy ủy quyền chính hãng của nhà sản xuất”.
Lý do mọi người phản ứng mạnh là bởi chính sách này mặc nhiên trao quyền nhập khẩu cho các “ông lớn” tại thị trường Việt Nam. Điều trở nên nghịch lý là các hãng ô tô Việt Nam vừa là nhà lắp ráp, vừa là nhà nhập khẩu ô tô, nên kiểu gì họ cũng tìm cách duy trì một chính sách kinh doanh sao cho giá sản phẩm luôn ở mức có lợi nhất cho họ.
Các hãng ô tô tại Việt Nam đang lắp ráp các sản phẩm mà họ không nhập khẩu, để đồng thời duy trì được giá bán cao với cả hai dòng sản phẩm này. Đây là điều khiến người tiêu dùng “bất bình”, nhưng họ không có lựa chọn khác, bởi muốn sử dụng ô tô chỉ có một cách duy nhất là… chịu đựng.
Trước sự háo hức của nhiều khách hàng khi thể hiện sự chờ đợi của mình cho tới năm 2018 mới quyết định “xuống tiền” mua xe, nhiều nhà kinh doanh ô tô ngay lập tức đã “hăm dọa” rằng, đó là điều viển vông, bởi sẽ không có cú sốc nào về giá. Và nếu cứ xét các yếu tố vừa nêu, những “hăm dọa” này không phải là không có cơ sở.
Hay nói cách khác, nếu đã trót nặng nợ với ô tô và thấy việc mua một chiếc xe hơi là cần thiết cho gia đình bạn, thì hầu như chẳng còn lựa chọn nào khác với điệp khúc: giá ô tô Việt Nam luôn cao gấp vài lần giá xe thế giới, kể cả khi thuế nhập khẩu xe từ khu vực ASEAN sẽ là 0% vào ngày 1/1/2018.
Wuling Hongguang Mini EV, VinFast VF5 Plus, Toyota Wigo 2023 và Toyota Vios 2023 sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Hứa hẹn sẽ gây sốt trong phân khúc xe ô tô giá rẻ trong năm 2023.
Có thể trong thời gian tới, thị trường ô tô sẽ có thêm những cái tên mới bổ sung vào phân khúc phổ thông giá rẻ hiện đang khan hiếm sản phẩm, trong đó có xe đã được nhận cọc từ trước.
TMT Motors đã ký kết hợp tác với liên doanh GM-(SAIC-Wuling) để lắp ráp mẫu ô tô điện đầu tiên mang thương hiệu Wuling tại Việt Nam.
Theo các báo cáo thì tháng 12 cuối năm 2022, lượng xe ô tô nhập khẩu tiếp tục khởi sắc khi có khoảng 25.000 xe cập bến Việt Nam.
Tesla đã hợp tác với một số nhà cung cấp để sản xuất ra loại pin cần thiết cho những chiếc xe hơi như Tesla Model Y. Gần đây, các chuyên gia đã rất ấn tượng với pin 4680 mới của Panasonic và Tesla, làm cho pin có giá cả phải chăng hơn trong khi vẫn mang lại hiệu suất tuyệt vời. Tuy nhiên, người Trung Quốc còn đi xa hơn.