Đề xuất và nghị định mới, - 03/01/2025 09:19 AM
Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông, trong đó có nhiều hình thức xử phạt rất cao khiến người vi phạm có tâm lý bỏ luôn phương tiện để tránh nộp phạt.

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được điều chỉnh với các mức phạt tiền tăng cao, đồng thời áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe đối với người điều khiển ô tô, xe chở người bốn bánh gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh gắn động cơ và các loại xe tương tự. Một số các mức xử phạt đáng chú ý như:

Phạt từ 2-10 triệu đồng nếu người điều khiển xe có nồng độ cồn trong cơ thể.

Phạt từ 4-6 triệu đồng đối với hành vi:

  • Điều khiển xe đi ngược chiều.
  • Đi trên vỉa hè.
  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

nguoi-vi-pham-giao-thong-se-bi-cuong-che-tru-tien-trong-tai-khoan-neu-co-y-dinh-bo-xe

Phạt từ 8-10 triệu đồng đối với hành vi:

  • Lạng lách, đánh võng trên đường bộ.
  • Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
  • Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư hoặc khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (trừ xe ưu tiên làm nhiệm vụ).

Phạt từ 10-14 triệu đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông, bao gồm:

  • Không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại theo quy định.
  • Chạy quá tốc độ.
  • Thực hiện các hành vi không đúng quy định như: đi vào đường cao tốc, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe.
  • Đi vào đường có biển báo cấm hoặc ngược chiều gây tai nạn giao thông.

Một số cá nhân có thể cố tình không nộp phạt do mức tiền phạt cao. Tuy nhiên, theo Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi), thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định. Nếu quá thời hạn này, quyết định sẽ không còn hiệu lực, trừ trường hợp có hình thức tịch thu tang vật, phương tiện hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

nguoi-vi-pham-giao-thong-se-bi-cuong-che-tru-tien-trong-tai-khoan-neu-co-y-dinh-bo-xe

Nếu người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn, thời hiệu 1 năm sẽ được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi này. Trong trường hợp cá nhân không thực hiện nghĩa vụ, cơ quan chức năng có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như:

  • Khấu trừ một phần lương hoặc thu nhập.
  • Khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng.
  • Kê biên và bán đấu giá tài sản tương ứng với số tiền phạt.
  • Thu giữ tiền hoặc tài sản khác của người vi phạm do người khác đang nắm giữ.
  • Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Người vi phạm giao thông dù cố tình không nộp phạt, bỏ lại phương tiện vẫn phải chịu trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Nếu không chấp nhận, cá nhân có thể bị cưỡng chế bằng nhiều hình thức theo quy định pháp luật.

 

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.