Thông tư 91/2015 của Bộ Giao thông vận tải - hiệu lực từ ngày 1/3/2016 quy định: Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư được quy định như sau: Các phương tiện xe cơ giới lưu thông trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên có tốc độ tối đa là 60km/h; trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa là 50km/h.
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư đối với xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn lưu thông trên đường đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên thì tốc độ tối đa là 90km/h, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới thì tốc độ tối đa không quá 80km/h.
Trong thông tư số 13/2009 TT-BGTVT (ngày 17/7/2009) quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải dưới 3500 kg |
50 |
Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô chuyên dùng, xe ô tô, xe gắn máy |
40 |
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt) ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg |
80 |
Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô buýt) ô tô tải có trọng tải từ 3500kg trở lên |
70 |
Ô tô buýt, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy |
50 |
Các phương tiện khi lưu thông trên các khung đường khác nhau phải tuẩn thủ quy định về tốc độ cho phép. Ngài ra, về khoảng cách giữa các phương tiện, thông tư này quy định rất rõ đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng. Cụ thể khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Đến 60km/h: 30m; trên 60 đến 80km/h:50m; trên 80 đến 100km/h: 70m; trên 100 đến 120 km/h: 90m.
Bên cạnh đó, đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Các tay lái cũng cần lưu ý: Khi trời mưa có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên
Số trên biển báo giới hạn tốc độ trong khu vực sở thú Cape May, bang New Jersey là 9,5 mph, tức 15,29 km/h - một con số khác thường.
Tại những đoạn đường dài, đường lạ, nếu đi qua một giao lộ, ngã tư mà không có biển báo nhắc lại thì mặc nhiên biển báo đó đã hết hiệu lực đặc biệt là biển báo khu dân cư giới hạn tốc độ.
Câu hỏi xin tư vấn từ bạn đọc CafeAuto có nội dung: Trường hợp trên đường có biển báo quy định tốc độ khác với thông tư quy định của Pháp luật thì nên tuân theo bên nào?
Sở GTVT Hà Nội vừa đề xuất Bộ GTVT giữ nguyên các biển báo tốc độ 35km/h tại các nhánh lên xuống đường Vành đai 3.
Nhằm giải tỏa một số bức xúc của người dân về việc đặt các biển báo tốc độ chưa hợp lý, Bộ trưởng GTVT - Đinh La Thăng vừa ký văn bản yêu cầu loại bỏ các biển báo hạn chế tốc độ dưới 40 km/h trên các tuyến quốc lộ.