Thị Trường, - 30/04/2019 05:58 PM
Đích thân Elon Musk – CEO của Tesla đã thừa nhận rằng kiếm tiền từ việc bán những chiếc xe điện là không hề dễ dàng.

Tuy nhiên, trong vòng vài năm trở lại đây, thương hiệu ô tô của người Mỹ đã có thêm một nguồn thu khác. Nhưng đáng nói hơn, nguồn thu này đến từ một thứ tưởng như vô giá trị. Đó chính là độ tín nhiệm phát thải hay emission credits. Mà chỉ số phát thải trung bình của một thương hiệu (tính trên mọi model) càng thấp thì chỉ số tín nhiệm phát thải càng cao. Thế nên, một hãng xe điện như Tesla luôn có chỉ số tín nhiệm phát thải đáng mơ ước.

Tại Mỹ hay EU, các thương hiệu xe hơi phải tuân thủ một mức phát thải trung bình do giới chức địa phương quy định. Trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu, nhà sản xuất đó sẽ bị phạt. Vì vậy, các thương hiệu luôn phải nỗ lực để giảm lượng phát thải trung bình đối với các dòng sản phẩm của mình để đối phó với những yêu cầu ngày càng khắt khe. Tuy nhiên, vẫn còn một cách khác để thực hiện mục đích trên. Đó là mua chỉ số tín nhiệm phát thải của những công ty đang bị dư thừa như Tesla.

Theo báo cáo tài chính trong quý vừa qua, Tesla đã kiếm được tới 190 triệu đô từ việc bán thứ tưởng chừng như vô nghĩa này. Số tiền nói trên tương đương với hơn 2/3 tổng lợi nhuận của hãng này trong cả quý.

Mới đây, Tesla đã tiếp tục đẩy mạnh việc kinh doanh loại hàng hóa này ra châu Âu thông qua một hợp đồng được ký kết với tập đoàn Fiat-Chrysler (FCA). Theo đó, FCA sẽ trả cho Tesla hàng trăm triệu đô-la để gánh bớt lượng phát thải của các model do tập đoàn này sản xuất. Hai bên đã đồng ý với nhau về việc gộp chung các sản phẩm của cả hai tại châu Âu thành một ‘pool’. Từ đó, giới chức EU sẽ coi chúng thành một thể thống nhất để xác định mức phát thải trung bình của toàn bộ các dòng xe (fleet).

Dự kiến, EU sẽ ban hành mức phát thải trung bình 95g/km hoặc thấp hơn (con số này có thể thay đổi tùy theo nhà sản xuất). Nếu đạt được con số này, các hãng xe sẽ phải chịu mức phạt 95 EUR/xe cho mỗi đơn vị (g/km) bị vượt quá. Theo Jato Dynamics – một công ty chuyên nghiên cứu thị trường xe hơi, FCA đã bán ra khoảng 961.000 tại châu Âu trong năm ngoái với mức phát thải trung bình của fleet đạt 125,3g/km. Cột mốc này được cho là sẽ không thay đổi sau 2 năm nữa. Mà đến lúc đó, mức phát thải trung bình được đưa ra với FCA là 98,8g/km. Điều đó có nghĩa là tập đoàn này sẽ hứng chịu khoản phạt khủng khiếp, lên tới hơn 3,2 tỷ EUR.

Tesla hiện chỉ bán ra 29.000 xe tại lục địa già. Nhưng vì những chiếc xe phát thải dưới 50g/km sẽ được thưởng thêm chỉ số ‘siêu tín nhiệm’. Chừng đó cũng đủ để giảm mức phát thải trung bình của cả hai xuống còn 121,6g/km. Với khối lượng trung bình của fleet tăng lên, con số mục tiêu vào năm 2021 vì thế cũng nhích lên 91,6g/km. Như vậy là mức phạt giảm xuống còn khoảng 2,6 tỷ EUR, giảm hơn 600 triệu EUR. Nhưng nếu kết quả kinh doanh của Tesla được cải thiện, hãng này có thể ‘hỗ trợ’ FCA tốt hơn nữa.

Được biết, FCA là đơn vị chủ quản của nhiều thương hiệu xe hơi lớn, trong đó có Fiat, Chrysler, Alfa Romeo, Jeep hay Maserati. Hiện tại, FCA đang đẩy mạnh các chương trình điện hóa với các model PHEV tại Jeep, Alfa Romeo và phiên bản EV của Fiat 500. Thỏa thuận với Tesla được coi là cứu cánh trong bối cảnh những sản phẩm này chưa được bán ra.

Felipe Munoz – một nhà phân tích đến từ Jato, FCA không phải là nhà sản xuất duy nhất sẽ đối mặt với khoản phạt khổng lồ từ EU do không đáp ứng mục tiêu khí thải vào năm 2021. Ông nhấn mạnh rằng có rất nhiều nhà sản xuất không được chuẩn bị cho kế hoạch này. PSA (Pháp) và VW Group là hai ông lớn được cho là có nguy cơ cao phải đối mặt với một thảm kịch như vậy. Trong khi đó, Toyota và Mazda cũng đã có một thỏa thuận tương tự.

 

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.