Ông Takanobu Ito nắm giữ vị trí CEO của tập đoàn Honda từ tháng 6 năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan khắp toàn cầu, sự sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu tiêu thụ xe hơi ở các nước công nghiệp. Sau đó vào tháng 2/2011, hoạt động sản xuất của Honda bị ngưng trệ do động đất cùng sóng thần tại Nhật bản và trận lũ lụt lịch sử tại Thái Lan.
CEO hiện tại của Honda, ông Takenobu Ito (trái) và người kế nhiệm, ông Takahiro Hachigo
Đến tháng 9/2012, tập đoàn Honda đã phải công bố một chiến lược phát triển tích cực trung hạn để đối phó với những chuỗi vấn đề này. Tương phản với những quy tắc ngầm trước đây là nhấn mạnh chất lượng hơn số lượng, kế hoạch mới của Honda nhắm đến mục tiêu nâng doanh số lên 6 triệu xe/năm cho đến hết tháng 3 năm tài chính 2017, con số này cao hơn 50% so với doanh số của hãng tại thời điểm đó. Nó được cho là sự chuyển đổi cán cân từ việc tập trung tại thị trường Bắc Mỹ sang việc mở rộng bán hàng ở nhiều khu vực khác nhau. Điển hình là việc phân phối mẫu compact Honda Fit ra toàn thế giới trong thời gian cực ngắn hay việc đẩy mạnh thương mại hóa các dòng xe diesel, hybrid hay pin nhiên liệu Fuel-Cell.
Nhà máy Honda trong trận lũ lịch sử tại Ayutthaya, Thái Lan.
Thế nhưng kế hoạch này mắc phải một nhược điểm khá nghiêm trọng, chỉ riêng mẫu Honda Fit phải trải qua 5 đợt thu hồi do một số lỗi về phần mềm. Đến mức Honda phải tạm dừng việc bán hàng để kiểm tra thật kỹ lưỡng và kết quả CEO Ito thừa nhận đã có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu và phát triển ( R&D).
Sau đó là việc Cục Giao Thông Hoa Kỳ (U.S Department of Transportation) phát hiện Honda đã không báo cáo một số trường hợp tử vong hoặc thương tích do xe của hãng từ năm 2003 trở đi, và cáo buộc rằng tập đoàn này đã dặt ưu tiên vào việc bán hàng hơn là chi trả cho các chi phí để đảm bảo chất lượng. Báo cáo của USDOT cũng nhấn mạnh các trường hợp tử vong và thương tích vì lỗi túi khí của nhà sản xuất Takata, một nhà cung cấp có quan hệ gần gũi với Honda.
Honda lại là nhà sản xuất xe hơi duy nhất của Nhật dự báo giảm doanh thu cho năm tài khóa 2014. Năm trong số bảy công ty xe hơi Nhật Bản, bao gồm cả Toyota Motor và Subaru Fuji Heavy Industries, dự đoán mức lợi nhuận kỷ lục do sự tăng trưởng đột biến của thị trường Bắc Mỹ và trượt giá đồng Yen. Nissan Motor không có dự báo tăng lợi nhuận nhưng vẫn đạt tăng trưởng lên đến 14%.
Đi ngược tất cả, Honda sụt giảm lợi nhuận ở mức 4%, do đã đẩy mạnh sự chuyển hướng sản xuất ra nước ngoài để đáp ứng nhu cầu tăng lợi nhuận từ những khu vực có nhu cầu cao và đối phó với sự tác động của việc đồng Yen tăng giá lúc đó. Kết quả là việc xuất khẩu từ chính quốc Nhật Bản chỉ chiếm 3% tổng doanh số và hầu như không được hưởng lợi từ chính sách giảm giá đồng Yen của thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Việc triệu hồi xe Fit, lỗi túi khí Takata kèm án phạt từ NHTSA cũng góp phần lớn trong việc đóng sầm cánh cửa tăng lợi nhuận của Honda.
Hiện tại Honda đã hoãn mục tiêu đạt doanh số 6 triệu xe/năm của mình thế nhưng thách thức vẫn còn đang ở phía trước cho người kế nhiệm vị trí CEO của Honda, ông Takahiro Hachigo, người đang giữ vị trí giám sát hoạt động của tập đoàn tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc.
Hầu hết các phiên bản của Honda City thế hệ mới đều có mức ưu đãi gồm tiền mặt và phụ kiện lên tới gần 50 triệu đồng.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Theo thông tin từ các đại lý chia sẻ thì Honda CR-V thế hệ thứ 6 dự kiến có mặt trên thị trường Việt Nam vào cuối 2023, tiếp tục lắp ráp trong nước.
Mẫu xe tay ga bán chạy nhất của Honda đang giảm giá mạnh sau khi tăng giá vào hồi đầu tháng 6 vừa qua.
Honda CR-V và Mazda CX-5 là hai mẫu xe đang có độ “hot” nhất trong phân cùng phân khúc, luôn đứng trong top đầu xe bán chạy, lại cùng đến từ Nhật Bản.