Gần 3 tuần sau khi xuất phát từ Nhật Bản, ngày 24.4 tàu chở hàng Jupiter Spirit có chiều dài gần 2 sân bóng đá, chở theo 2.000 xe ô tô Nissan tiến vào khu vực cảng biển Los Angeles. Theo kế hoạch, thời gian “xuống hàng” mất khoảng nửa ngày.
Tuy nhiên, khi chỉ còn cách cảng biển Los Angeles một dặm (khoảng 1,6 km), thuyền trưởng tàu Jupiter Spirit nhận được lệnh thả neo. Con tàu lênh đênh trên biển gần 1 tuần lễ được phóng viên Chester Dawson của tờ Bloomberg ví như biểu tượng của sự bế tắc không được báo trước, trong bối cảnh thị trường ô tô Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 và gần như đóng băng trong suốt thời gian qua. Sức mua giảm, lượng hàng tồn kho tăng, các bãi xe tại cảng cũng như các đại lý đều không còn chỗ chứa.
Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế Mỹ đang khiến nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị tổn thương. Đối với ngành ô tô, cuộc khủng hoảng đã khiến thị trường đóng bằng, hoạt động kinh doanh tại các đại lý bị ngưng trệ, hàng loạt ô tô nằm phủ bụi trong các bãi xe, đại lý… Thị trường lao dốc khiến doanh số bán của các hãng xe tại Mỹ sụt giảm. Doanh số bán hàng của Toyota giảm 54%, Subaru giảm 47%, Hyundai giảm 39%...
John Felitto, phó chủ tịch cấp cao của công ty vận tải Wallenius Wilhelmsen chi nhánh tại Mỹ cho biết: “Hoàn cảnh hiện tại hoàn toàn khác với những gì chúng tôi từng trải qua. Mọi thứ đều tồn động, đầy tràn”.
Lô xe Nissan được vận chuyển trên tàu Jupiter Spirit cuối cùng cũng đã “xuống hàng” vào ngày 29.4 vừa qua. Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường ô tô Mỹ vẫn chưa thể hồi phục, nhiều tàu vận chuyển ô tô vẫn đang bị trì hoàn kế hoạch tháo dỡ hàng hoá tại các cảng biển như Long Beach. Theo dữ liệu từ IHS Markit PIERS, khoảng 1/4 ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản vào Mỹ trong năm 2019 đều qua các cảng biển ở bờ Tây như West Coast, tại Los Angeles và Long Beach. Một số cảng biển khác ở bờ Đông nước Mỹ như Brunswich, Georgia cũng đang có lượng xe ứ đọng cao hơn bình thường.
Tại cảng biển Long Beach nằm ở phía Nam Los Angeles, ô tô được bóc dỡ từ tàu vận chuyển xuống hai cầu cảng rộng 8,9 hecta và 68 hecta có thể chưa hàng chục ngàn xe. Ô tô sau khi xuống tàu, tập kết tại hai cầu cảng này sẽ lần lượt được vận chuyển đến các đại lý bằng tàu hoạch xe tải chuyên dụng.
Tuy nhiên, sức mua sụt giảm khiến việc ô tô tồn động bị ùn ứ trở thành một phản ứng dây chuyền. Ô tô nằm kín lối tại các kho xe, bãi chứa ở đại lý cho đến cảng biển khiến một số tàu vận chuyển phải chờ đợi hàng tuần mới xuống hàng hoặc chuyển sang cảng khác. Thậm chí, một số tài còn bị huỷ kế hoạch hành trình vận chuyển.
Tại cảng Hueneme, một trong những địa điểm nhập khẩu hàng hoá lớn ở Ventura County, California đã có 4.000 xe dồn ứ tại các bãi chứa. Ban quản lý cảng biển này hiện đang phải tìm chỗ đỗ cho 6.000 xe ô tô đang chờ ngày xuống tàu. Bên cạnh đó, các hãng xe cũng đang loay hoay tìm phương án để giải quyết tình trạng ứ đọng.
Phát ngôn viên của Toyota tại Mỹ cho biết, để phòng trường hợp lượng xe tồn kho tiếp tục gia tăng, hãng đã thuê lại một sân tập thể thao ở California để làm bãi chứa. Đại diện Hyundai cũng cho biết, hãng xe Hàn đang đối mặt với tình trạng ô tô tồn khoa ngày càng lớn và đang tìm thêm chỗ để giảm áp lực cho các cảng biển.
Trong khi đó, việc chậm trễ dẫn đến tình trạng ứ động hàng ngàn xe tại các cảng biển ở Long Beach, Los Angeles được Nissan lý giải do nhu cầu giảm ô tô giảm mạnh trong đại dịch Covid-19. Hiện tại Nissan đang gặp khó để dọn xe khỏi cảng và các kho lưu trữ thứ cấp.
Tình hình hiện tại vẫn không mấy khả qua, cuộc suy thoái vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit dự báo, doanh số bán ô tô, xe tải tại Mỹ sẽ giảm khoảng 27% xuống còn 12,5 triệu xe trong năm nay, mức thấp nhất của thị trường ô tô Mỹ tính từ năm 2010.
Giá ô tô đã qua sử dụng dự kiến cũng sẽ giảm khoảng 8 - 16% cho đến tháng 6.2020. Sau đó mọi thứ được dự báo sẽ dần ổn định, thị trường mở cửa trở lại và nhu cầu bắt đầu mua sắm ô tô có thể sẽ bắt đầu tăng trở lại vào cuối năm.
Theo Thanh niên
Lần thứ 3 Chính phủ từ chối hỗ trợ với xe nhập khẩu đã buộc các doanh nghiệp phân phối tăng mức ưu đãi, giảm giá để tạo sức hút, cạnh tranh với xe lắp ráp trong nước.
Theo các số liệu thống kê thì trong tháng 5, Indonesia đã vượt mặt Thái Lan khi là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất vào thị trường Việt Nam.
Chính phủ vừa chấp thuận việc giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng lại từ chối đề xuất tương tự với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo Tổng cục Thống kê, ôtô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam và lượng xe nhập khẩu trong tháng 4.2023 đều có xu hướng sụt giảm. Phần lớn nguyên nhân đến đến từ việc ảnh hưởng kinh tế khiến sức mua giảm khiến nguy cơ tồn kho tăng cao.
Hơn 15.000 ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 3, tăng gần 2.900 chiếc so với tháng trước, tương ứng trị giá đạt 355 triệu USD.