Từ 0h ngày 20/06/2021, Sở Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo tạm dừng hoạt động xe buýt, xe khách, taxi, xe hợp đồng công nghệ,… và dự tính giãn cách thêm tới hết tháng 9 thì vừa tròn 103 ngày các loại hình vận tải không được hoạt động trừ các nhóm xe riêng biệt.
Trong số đó loại hình xe công nghệ, xe hợp đồng dịch vụ vốn được mua bằng hình thức vay ngân hàng đã không được chạy đồng nghĩa với không có nguồn thu nhưng vẫn phải đóng tiền gốc, tiền lại đều đặn mỗi tháng khiến cho nhiều tài xế đang trong bước đường cùng, thậm chí ngay cả việc bán xe cũng không thể thực hiện được do các quy định giãn cách.
Trên các hội nhóm liên quan tới xe cộ đã có rất nhiều cuộc thảo luận xoay quanh chủ đề trả góp xe mùa dịch, một số người đã gửi kiến nghị lên ngân hàng nhờ hỗ trợ nhưng đa phần bị từ chối vì lý do vay mua xe nằm trong nhóm mục đích tiêu dùng nên không được giãn nợ, giảm lãi suất.
Khoảng 3 năm trở lại đây, khi thị trường xe dịch vụ bùng nổ, nhu cầu vay mua xe lớn, các tư vấn viên thuộc các ngân hàng đã sử dụng những câu từ nhằm thuyết phục người mua vay tiền với các ưu đãi nhưng thực chất nếu đọc kỹ hợp đồng thường sẽ thấy mục đích vay nằm trong nhóm vay tiêu dùng chứ không phải là vay mua xe. Chính vì lẽ đó mà đã dẫn tới các sự việc không được ngân hàng hỗ trợ trong thời điểm bây giờ.
Thực tế nhóm vay với mục đích tiêu dùng sẽ được ngân hàng giữ lại giấy tờ xe để làm tài sản đảm bảo, chứ không phải dựa trên bảng lương, nhờ vậy việc phê duyệt cho vay sẽ nhanh hơn so với dựa trên thu nhập mỗi tháng. Các ngân hàng thường lý giải rằng đa số người vay mua xe đều thuộc nhóm chạy dịch vụ nên tài sản đảm bảo sẽ được tận dụng triệt để dẫn tới khó thanh lý khi thu hồi, gây thất thoát.
Cũng chính vì nằm trong nhóm vay tiêu dùng, thế nên nhiều ngân hàng đã dựa trên lý do này để từ chối giảm lãi hay tái cơ cấu bởi vì vay sử dụng không đúng mục đích mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 14, các ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ phát sinh trước ngày 1-8-2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Tuy nhiên vẫn bị vướng mắc bởi các quyết định riêng của ngân hàng cho vay.
Không ít thành viên trên các hội nhóm chia sẻ: “lúc đầu vay với lời hứa hẹn lãi suất dưới 10% trong năm đầu tiên, ngay sau khi hết ưu đãi tăng vọt lên 12.7% năm ngay trong thời điểm cao điểm dịch bệnh, bây giờ gần đến ngày là họ gọi điện nhắc cứ như sợ mình trốn vậy”.
Một thành viên khác nói thêm: “lúc bị gọi nhắc nợ, tôi có hỏi về việc giãn nợ, giảm lãi như trên ti vi thì họ bảo nằm trong nhóm vay tiêu dùng nên không nằm trong diện này, còn bồi thêm sẽ phạt nợ quá hạn, vào nhóm nợ xấu, sau này vay rất khó, kể cả là người thân không liên quan cũng không vay được”.
Hầu như mọi người đều tỏ ra bức xúc trước các động thái ngân hàng trong thời điểm dịch bệnh, khi các chi tiêu cơ bản còn khó đáp ứng nhưng lại ra sức chủ động nhắc nợ, nhưng không hề xem xét hỗ trợ đồng hành như slogan lúc hứa hẹn, thậm chí chỉ cần trễ hạn 1 ngày là phạt.
Còn với các đối tác của các tài xế xe dịch vụ cụ thể là GrabCar và BeCar đã cho phép chuyển từ chạy xe 4 bánh sang 2 bánh để có mức thu nhập nhưng thực tế không thấm tháp bao nhiêu bởi các quy định giãn cách khi chỉ được hoạt động trong nội quận.
Và hiện nay trên các cộng đồng xe cũ, số lượng xe ngân hàng thanh lý đã xuất hiện ngày một nhiều hơn, chủ yếu là các xe thuộc phân khúc A,B và C phiên bản số sàn hoặc số tự động tiêu chuẩn nhưng lại có mức giá bán cao hơn mặt bằng chung, chưa kể các loại xe này được bán theo kiểu “mua đứt bán đoạn” người mua cần trả tiền đủ một lần và nhận giấy tờ xe khoảng 2 tuần sau đó và hai bên không còn liên quan tới nhau.
Hiện nay mức lãi suất ngân hàng đang có nhiều biến động. Vì thế, khi mua ô tô mọi người còn e ngại cũng như bâng khuâng về mức lãi suất cần phải trả là bao nhiêu nếu phải vay từ ngân hàng. Trong bài viết dưới dây, hãy cùng cập nhật lãi suất vay mua ô tô mới nhất tại một số ngân hàng.
Ngành xe dịch vụ là một trong những ngành mới nổi trong khoảng 3-4 năm nay, nhưng dịch Covid đã khiến không ít chủ xe rơi vào cảnh thất nghiệp không thể xoay tiền trả lãi ngân hàng.
Phần lớn tài xế chạy dịch vụ hiện nay vay ngân hàng, mua trả góp ôtô để hoạt động. Trước sự ảnh hưởng của Covid-19, một số tài xế đã phải bán xe để giảm thiểu gánh nặng.
Vừa mới khởi nghiệp lại dính phải dịch Covid thế nên phải tự tay phải làm tất cả mọi thứ. Chắt bóp cũng được khoảng 350 triệu nên quyết tâm mua một con 7 chỗ. Vừa có thể đi lại, vừa chở hàng hóa lỉnh kỉnh mà không vất vả.
Một số hoạt động về thị trường ô tô bắt đầu rục rịch khởi động lại, tuy nhiên những hệ lụy của dịch covid vẫn còn nan giản. Cùng CafeAuto tổng hợp một số tin nóng trong tuần vừa qua.