Khoảng hơn 1 năm trước, thị trường ô tô rơi vào cảnh trầm lắng khi đó những đợt giảm giá vài trăm triệu vẫn không khả quan, thế nhưng vào cuối tháng 6 chính phủ ban hành quyết định giảm 50% phí trước bạ đã giúp tình hình trở nên khả quan, doanh số xe khi ấy tăng trưởng cực nhanh, cá biệt có dòng xe bán hơn 3.000 chiếc 1 tháng.
Khi ấy, nhiều mẫu xe đang giảm giá lớn bỗng dưng cắt khuyến mãi, gộp chung ưu đãi từ nhà nước, kết hợp với việc ngân hàng dễ dàng nhằm mang lợi nhuận lại cho đôi bên khiến thị trường trở nên nhộn nhịp khi mà nhu cầu vận chuyển ngày càng nhiều. Nhưng trong vòng 2-3 tháng nay dịch bệnh bùng phát hầu như các hãng xe, ngân hàng đều im lặng trước sự khó khăn của những người từng là khách hàng.
Ba tháng không lăn bánh, bảo hiểm vẫn thu đủ, bảo hành xe vẫn không gia hạn và đặc biệt hơn là ngân hàng cho vay không có bất cứ hỗ trợ nào cho người dùng, vẫn thu đủ đã khiến cho không ít người mua xe đang rơi vào trạng thái kiệt quệ vì không có bất cứ nguồn thu nhập nào trong thời gian giãn cách.
Với những người vay mua xe để sử dụng vẫn có thể trụ được bởi mục đích sử dụng không thiên về thu nhập, thậm chí có nhẹ nhõm bởi gần như không tốn chi phí xăng cộ hay bảo trì bảo dưỡng nhưng với nhóm mua xe để kinh doanh thì gần như đang trong giai đoạn khủng hoảng.
Hầu hết với nhóm mua xe chạy dịch vụ, cho thuê thì chiếm đến 90% là vay ngân hàng với mức chi trả trung bình 10 đến 15 triệu cho cả vốn lẫn lời. Đây cũng gần như là tình trạng chung hiện nay khi khối tài sản vài trăm triệu đang nằm yên bất động nhưng vẫn phải trả đúng hạn.
Anh N.V.C chia sẻ: “hồi trước làm công ăn lương kết hợp với vợ bán hàng online thì thu nhập tầm 20 triệu, tính toán kỹ càng xin gia đình hai bên một ít mua chiếc xe hạng A chuyển qua chạy công nghệ thì trung bình một tháng có thể kiếm được 20-25 triệu đồng, chưa tính thu nhập của vợ, trừ chi phí xăng xe, ăn uống, trả ngân hàng vẫn còn dư so với làm công. Giãn cách tháng đầu tiên còn trả được, tháng thứ 2 đã mở lời mượn gia đình, tháng này chưa biết làm sao, bán online thì đơn được đơn không, ngân hàng thì vẫn nhắn tin đều đều, nếu kéo dài thì có lẽ phải bán xe…”. Được biết chiếc xe của anh C mua vào thời điểm được xem là có giá tốt nhất cùng hỗ trợ của hãng nên chỉ phải trả trung bình 7 triệu 1 tháng.
Anh P.V.T cũng có hoàn cảnh tương tự: “hồi đó tôi tính mua chiếc 7 chỗ cỡ nhỏ, nhưng gia đình lại thích xe to nên mua chiếc SUV gần tỷ đồng, hồi mới chạy cũng ngon ăn lắm, tháng nào thấp cũng 25 triệu trung bình 28-30 triệu đồng trừ tiền ngân hàng 15 triệu, chi phí sinh hoạt 7 triệu, chưa tính thu nhập của vợ nên gọi là dư dả, kể từ lúc mua xe thì hầu như xe máy của tôi gần như không xài, xe máy dầu nên không bao nhiêu, giờ thì xe nằm bãi 2 tháng rồi, thu nhập coi như bằng không mà 2 tháng nay tiền tích cóp của 2 vợ chồng cũng vơi đi kha khá, kéo dài đến cuối năm chắc bán xe chứ tình trạng vậy thì không biết sống như thế nào nữa, chưa kể tiền bãi 1 tháng 1 triệu 2, cũng may chủ giảm xuống còn 800,…”.
Tuy nhiên không phải chủ xe dịch vụ nào cũng có khoảng dự trữ riêng như anh P: “năm ngoái thấy nhà nước giảm phí trước bạ, lãi ngân hàng cũng ngon, tham khảo nhiều nên gom góp hết tích cóp bấy lâu nay cũng 300 triệu vay ngân hàng mua chiếc 7 chỗ gần 700 triệu chạy dịch vụ, tháng đóng vốn lẫn lãi gần 10 triệu hơn, chạy chưa được lâu thì dịch ập tới, vợ con thì may mắn đưa về quê kịp, mình tôi ở trọ trên đây vừa tiền nhà, vừa tiền xe, giờ chỉ có ăn mì gói, gạo hỗ trợ cầm cự qua ngày, xe thì vừa đăng bán hơn tuần rồi, mà toàn người ta gọi hỏi giá xong rồi thôi, đâu ai đi coi được mùa này. Mới hổm đi chích vắc-xin sẵn ra coi xe thì chuột nó cắn dây, đề máy báo lỗi chưa biết phải làm sao nữa. Chỉ mong giờ qua giữa tháng 9 cho người chích thuốc rồi ra đường để còn kiếm trả nợ, chứ cũng sắp gồng hết nổi rồi”.
Có thể nói, sau một thời gian kích cầu cho các ngành ô tô thì lúc khó khăn như thế này chưa thấy bất kì động thái hỗ trợ nào từ hãng xe, bảo hiểm và cả ngân hàng. Và nếu hết giãn cách thì ngành hoạt động vận tải sẽ giảm mạnh do mặt bằng chung các xe dịch vụ đều bị ngân hàng thu hồi chuyển thành xe thanh lý bởi không phải tài xế chủ xe nào cũng đủ tài chính để chống chọi trong thời gian qua. Theo các thông tin ngoài lề thì hiện tại các bãi xe thanh lý của ngân hàng hiện đã quá tải, lượng khách mua gần như không có.
Hiện nay mức lãi suất ngân hàng đang có nhiều biến động. Vì thế, khi mua ô tô mọi người còn e ngại cũng như bâng khuâng về mức lãi suất cần phải trả là bao nhiêu nếu phải vay từ ngân hàng. Trong bài viết dưới dây, hãy cùng cập nhật lãi suất vay mua ô tô mới nhất tại một số ngân hàng.
Với những hứa hẹn ban đầu, những slogan hoành tráng đầy nhân văn, bao lời hoa mỹ để người dùng tin tưởng ký hợp đồng mua xe, nhưng đến nay hơn 3 tháng vẫn chưa thấy một ngân hàng nào có hành động hỗ trợ những người từng là khách hàng.
Phần lớn tài xế chạy dịch vụ hiện nay vay ngân hàng, mua trả góp ôtô để hoạt động. Trước sự ảnh hưởng của Covid-19, một số tài xế đã phải bán xe để giảm thiểu gánh nặng.
Vừa mới khởi nghiệp lại dính phải dịch Covid thế nên phải tự tay phải làm tất cả mọi thứ. Chắt bóp cũng được khoảng 350 triệu nên quyết tâm mua một con 7 chỗ. Vừa có thể đi lại, vừa chở hàng hóa lỉnh kỉnh mà không vất vả.
Một số hoạt động về thị trường ô tô bắt đầu rục rịch khởi động lại, tuy nhiên những hệ lụy của dịch covid vẫn còn nan giản. Cùng CafeAuto tổng hợp một số tin nóng trong tuần vừa qua.