Trận lụt lịch sử bắt đầu hồi tháng 10/2011 đã gây ngập lụt nặng nề tại bảy khu công nghiệp lớn, vốn là các cơ sở sản xuất ôtô và hàng điện tử của Thái Lan.
Thảm hoạ này làm dấy lên những quan ngại về khả năng các nhà sản xuất sẽ chuyển hoạt động ra khỏi Thái Lan nếu quốc gia này không có kế hoạch cụ thể về tiêu thoát nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất ôtô có phản ứng khác với ngành điện tử, vì dây chuyền sản xuất ôtô phức tạp hơn.
Tờ Nation của Thái Lan số ra mới đây dẫn lời một chuyên gia trong ngành cho rằng, các hãng sản xuất ôtô và linh kiện ôtô không dễ dàng chuyển cơ sở sang nước khác.
Trong khi đó, chính sách khuyến khích sản xuất xe hơi thân thiện với môi trường sẽ thu hút nhiều đầu tư hơn cho sản xuất loại xe này tại Thái Lan.
Công suất sản xuất xe hơi của Thái Lan trong 2012 dự kiến đạt 2,7 triệu chiếc, trước khi vọt lên 3 triệu chiếc vào năm 2014. Hiện ngành này đang sử dụng 525.000 lao động.
Ông Suparat Sirisuwannangura, Chủ tịch Câu lạc bộ công nghiệp ôtô thuộc Hiệp hội các ngành công nghiệp Thái Lan, nói rằng các hãng sản xuất linh kiện ôtô lớn có khả năng nhanh chóng nối lại hoạt động như bình thường, trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ dự kiến phải mất sáu tháng mới trở lại như cũ sau khi nước rút.
Ông Suparat Sirisuwannangura cho biết với các mẫu xe "thân thiện với môi trường" mới của hai hãng chế tạo Suzuki và Mitsubishi, sản lượng ôtô của Thái Lan dự kiến đạt 2 triệu chiếc trong năm 2012.
Hãng BDS Vickers Securities cũng dự báo sản lượng xe hơi của Thái Lan trong năm 2012 sẽ tăng 30-35%, lên 1,9 triệu chiếc. Tờ Nation cho rằng ngành chế tạo ôtô của Thái Lan có thể phục hồi hoàn toàn vào cuối quý 2/2012./.
Do thiếu hụt chip, Renault có thể phải giảm ít nhất 100.000 chiếc xe lắp mới trong năm nay; trong khi hàng nghìn lao động của Volkswagen và Mercedes bị giảm giờ làm hoặc thất nghiệp tạm thời.
Hãng xe điện chiếm 35,4% tổng số xe xuất khẩu trong quý II, dẫn đầu toàn ngành tại quốc gia này.
Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất ôtô Việt Nam mới tự làm được những phần như săm, lốp, ghế ngồi, bộ dây điện... có hàm lượng công nghệ thấp.
Không có chiến lược cụ thể, mọi chính sách ưu đãi có thể chỉ chạy theo định hướng túi tiền của doanh nghiệp.
Đức là cái nôi của nền công nghiệp ôtô, là nơi khai sinh và đặt nền móng phát triển ngành ôtô thế giới.