Các đợt triệu hồi liên quan tới túi khí ảnh hưởng tới ít nhất 10 triệu trong số hơn 30 triệu xe bị gọi về sửa lỗi tại Mỹ trong năm nay, tờ New York Times thông tin.
Vào ngày 23/6, thêm 7 hãng xe cho biết đang triệu hồi hơn 3 triệu chiếc trên toàn thế giới do túi khí của nhà cung cấp Takata có thể bị vỡ và khiến các mảnh vỡ văng trong xe. Đây là hành động mới nhất trong loạt triệu hồi liên quan tới thiết bị an toàn do Takata sản xuất, một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới cho ngành công nghiệp ôtô, đã húc một cú mạnh tới các nhà quản lý và các ủy viên công tố.
Túi khí Takata trên vô-lăng. Ảnh:Japantimes.
Tháng 4/2013 và 5/2013, nhiều hãng xe Nhật, cùng hãng Đức BMW, triệu hồi tổng cộng 3,6 triệu xe với cùng lỗi trên. Đến tháng 6 cùng năm, Toyota mở rộng triệu hồi với 2,3 triệu xe. Số lượng xe bị gọi về sửa chữa có thể vẫn tăng khi các hãng sản xuất phát hiện thêm các mẫu xe dính lỗi túi khí.
Những con số này nằm ngay trong hành động cẩn trọng của các nhà quản lý, đặc biệt tại Mỹ. Các đợt triệu hồi thông báo trong tháng 5, trong đó có các mẫu xe Toyota, Honda, Nissan, Ford, Chrysler và BMW, thể theo cuộc điều tra mở do Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA thực hiện sau khi tiếp nhận 3 đơn khiếu nại của những người bị thương do mảnh vỡ từ túi khí.
Một đại diện của Honda cho biết, hãng xe Nhật được cảnh báo về hơn 30 trường hợp bị thương và 2 tử vong tại Mỹ có liên quan tới túi khí. Với những người bị thương, hậu quả khá nặng nề.
Năm 2010, Kristy Williams dừng lại ở một tín hiệu giao thông tại Georgia khi túi khí do Takata sản xuất trên chiếc Honda Civic đời 2001 tự động bung ra. Cô bị các mảnh vỡ kim loại từ chiếc hộp chứa túi khí văng trúng. Những mảnh này đủ sắc để chọc thủng nhựa của túi khí và đâm vào cổ và động mạch cảnh của Kristy.
Nữ tài xế phải trải qua vài cuộc phẫu thuật và sau đó vài lần bị tai biến và đột quỵ, luật sư của cô cho biết. Trong vòng 9 tháng, Honda và Takata cùng đưa ra bồi thường cho Kristy với những điều kiện giữ kín. Honda không đề cập chi tiết nhưng khẳng định rằng Kristy là một trong 30 trường hợp bị thương có liên quan tới túi khí của Takata.
Đợt thông báo gọi xe về sửa vào ngày 23/6 còn phản ánh sự thay đổi lâu dài trong ngành công nghiệp ôtô, nơi ngày càng nhiều các hãng xe sử dụng cùng loại linh kiện, Brett Smith của CAR (Center for Automotive Research) tại Michigan cho biết. Takata chiếm khoảng 20% thị trường túi khí, nơi thống trị bởi 3 nhà cung cấp chính: Takata, Autoliv (35%) và TRW (20%). Takata bắt đầu sản xuất túi khí vào năm 1988 và gặp thời cơ khi các nhà quản lý ở Mỹ bắt đầu yêu cầu thiết bị an toàn này phải có trên ôtô.
Hãng này nhanh chóng phát triển, đầu tư mạnh vào nghiên cứu đồng thời mở rộng. Trong năm 1988, Takata thu về phân nhánh công nghiệp nhựa của Burlington Indutstries có trụ sở tại Greensboro, North Carolina, Mỹ và tái tổ chức các hoạt động để sản xuất túi khí tại đó. Sau đó đến năm 2000, Takata chiếm phần lớn phần vốn góp ở hãng sản xuất túi khí của Đức là Petri. Sau đó, Takata trở thành một trong những nhà cung cấp túi khí lớn nhất thế giới.
Những mẫu xe bị triệu hồi mới đây do lỗi túi khí gồm cả BMW serie 3. Ảnh: AP.
Kinh nghiệm của Takata, tích lũy từ những lần sáp nhập, không hiếm gặp trong ngành công nghiệp phụ trợ. Nhà phân tích cũng cho biết, sự suy thoái làm gia tăng việc hợp nhất trong phân khu phụ trợ toàn cầu.
Ngày nay, dù Takata sở hữu kỷ lục đáng ngại - dây đai an toàn mắc lỗi buộc phải triệu hồi gần 9 triệu xe vào những năm 1990 - nhưng các hãng xe vẫn phải tiếp tục lấy hãng này làm nhà cung cấp.
"Còn lại không nhiều hãng làm túi khí. Takata là một nhà cung cấp toàn cầu cho một loạt hãng xe", Sean Kane, chủ tịch hãng tư vấn nghiên cứu và chiến lược an toàn có trụ sở tại Massachusetts cho biết. Vẫn chưa rõ thời điểm Takata được cảnh báo về nguy cơ có thể với túi khí do họ sản xuất, trong đó một số lượng xuất xưởng từ nhà máy ở Mexico hơn một thập kỷ trước.
Trong một thông báo đưa ra ngày 23/6, Takata cho rằng hơi ẩm dư là nguyên nhân của sai sót. Hơi nước và độ ẩm có thể thấm vào bên trong dụng cụ bơm phồng, gây mất ổn định chất nổ đẩy dễ bay hơi ở bên trong, theo Haruo Otani, một quan chức trong ban triệu hồi xe thuộc Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản
Các nhà quản lý của Mỹ cho biết đã nhận được 6 báo cáo về việc dụng cụ bơm căng túi khí bị vỡ, và tất cả là ở Florida và Puerto Rico, trước khi đợt triệu hồi ngày 23/6 diễn ra.
Đợt triệu hồi mới nhất của Honda gồm khoảng 2 triệu xe tại Bắc Mỹ và thay thế túi khí bị lỗi. Nissan cũng gọi về 755.000 xe trên khắp thế giới với túi khí doTakata sản xuất. Mazda cho biết họ có thể phải sửa lỗi cho khoảng 160.000 xe với cùng lỗi này.
Honda bị "tấn công" đặc biệt nặng nề, với tổng cộng khoảng 7,7 triệu xe trên toàn thế giới do cùng lỗi trên. Về đặc thù, việc vỡ hộp kim loại của bơm khí là do chất nổ đẩy bên trong không được chuẩn bị hợp lý và tạo ra nhiều áp suất hơn tính toán khiến các mảnh kim loại bay về phía khoang hành khách. Nếu việc này xảy ra phía lái xe, tài xế có thể bị tổn thương. Về phía hành khách, vì túi khí nằm trong táp-lô, các mảnh vỡ dễ lao hướng lên trên hơn là về phía người ngồi.
Honda lần đầu triệu hồi xe liên quan tới lỗi này đối với các mẫu Accord và Civic vào năm 2008, và khi đó cho biết bơm của túi khí có thể nổ mạnh và văng các mảnh vỡ ra xe. Hai trường hợp tử vong tại Mỹ được cho là có liên quan tới nổ túi khí, xảy ra tại Oklahoma và Virginia, cả hai đều trong năm 2009 và với xe Honda. Trong cả hai trường hợp, Honda và Takata đều giải quyết ổn thỏa với gia đình các nạn nhân.
Tuần trước, Takata nói rằng hãng có lượng hóa chất được bảo quản không đúng cách và đã quản lý không đúng việc sản xuất chất nổ đẩy, loại được sử dụng trong túi khí, tại nhà máy ở Mexico. Takata cũng thất bại trong quản lý biên bản kiểm tra chất lượng, gây khó khăn trong việc xác định xe bị lỗi túi khí.
Sau đợt triệu hồi tại Indonesia thì mới đây Toyota Việt Nam cũng đã chính thức có các thông tin về mẫu xe đô thị gầm cao Toyota Raize về lỗi hộp điều khiển túi khí.
BMW đã phát thông báo triệu hồi hơn 20.000 chiếc BMW X1, iX và iX1 trên toàn cầu do túi khí có thể bung sai quỹ đạo làm tăng nguy cơ chấn thương cho người lái nếu không may xảy ra sự cố tai nạn.
Audi Việt Nam thông báo sẽ triển khai chương trình triệu hồi mẫu xe Q5 do lỗi túi khí và chương trình triển khai trong vòng 3 năm.
Hãng xe Hyundai của Hàn Quốc mới đây đã phải bồi thường cho một chủ xe tại Ấn Độ vì túi khí không bung khi xảy ra tai nạn.
Hãng xe Land Rover thông báo sẽ triệu hồi một số lượng xe mẫu Range Rover Evoque vì lỗi phần mềm túi khí khiến bộ phận này có thể không hoạt động trong trường hợp va chạm thực tế.