10. Lancia Trevi Bimotore (1984)
Cái tên Bimotore một lần nữa xuất hiện, nhưng lần này là trên một chiếc xe của Lancia. Mục tiêu ban đầu của dự án là phát triển một chiếc xe đua dẫn động 4 bánh. Và mẫu sedan Trevi đã được lựa chọn và lắp thêm một động cơ thứ 2 ở hàng ghế sau. Được biết, Lancia Trevi Bimotore có thể đạt vận tốc tối đa 232km/h với khả năng xử lý được đánh giá khá tốt. Dù vậy, có một vấn đề nan giải đối với chiếc xe này chính là khả năng làm mát cho động cơ ở phía sau.
11. Volkswagen Scirocco (1984)
Volkswagen Scirocco Mk2 vốn là một mẫu coupe giá mềm được phát triển từ nền tảng Golf GTI. Tuy nhiên, hãng xe của Đức đã nảy ra ý tưởng trang bị thêm một cỗ máy 1,8 lít mạnh 180 mã lực, đồng thời nâng cấp phần thân của chiếc xe này. Và kết quả là phiên bản Scirocco 2 động cơ đã ra đời, có thể tăng tốc từ 0-97km/h trong vòng 4,1 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 290km/h – đánh bại các thông số của chiếc Audi Quattro Sports. Dù được quảng cáo rầm rộ nhưng dự án này đã không đi đến giai đoạn sản xuất hàng loạt.
12. SEAT Ibiza Bimotor (1986)
Do không có nhiều tiền để phát triển một chiếc xe đua rally hoàn chỉnh, hãng xe của Tây Ban Nha đã tìm ra một giải pháp kinh tế hơn. Đó là hoán cải Ibiza bằng việc lắp thêm một động cơ 1,5 lít để tạo nên chiếc Ibiza Bimotor. Cả hai động cơ trên chiếc xe này đều được nâng cấp và cho công suất 125 mã lực. Ngoài ra, Ibiza Bimotor còn được trang bị thêm một bộ khung chống lật cỡ lớn nhằm cải thiện khả năng bảo vệ. Với cỗ xe đua này, anh em nhà Servia đã giành một vài chiến thắng và không ít lần đứng trên bục nhận giải tại các giải đua ở ‘xứ sở bò tót’.
13. Mosler TwinStar (2000)
Cỗ máy V8 Northstar là một trong những yếu tố làm nên sức hút của một chiếc Cadillac trong thập niên 90, 2000. Với tư duy trên, Mosler cho rằng nếu trang bị tới 2 động cơ Northstar thay vì một thì sức hấp dẫn cũng sẽ tăng lên. Và thế là TwinStar đã ra đời, được phát triển từ nền tảng của Cadillac Eldorado nhưng có thêm một động cơ thứ 2 ở phía sau. Hệ thống này cho tổng công suất lên tới 600 mã lực, cho phép TwinStar vượt qua ngưỡng 320km/h. Theo Autocar, chỉ có 5 chiếc TwinStar được sản xuất.
14. Tiger Z100 (2001)
Tiger là một hãng xe thể thao của người Anh, được biết tới với những triết lý của riêng mình. Và Z100 là một ví dụ như vậy, được tạo ra để phá vỡ kỷ lục tăng tốc. Để đạt được điều này, ông chủ của hãng này là Jim Dudley đã quyết định sử dụng hai khối động cơ của chiếc mô-tô Kawasaki ZX9. Dù vậy, Z100 vẫn chậm hơn 0,01 giây so với kỷ lục gia ở thời điểm đó là Ford RS200. Thế là Tiger lại chuyển sang dùng động cơ của siêu mô-tô Suzuki GSX-R1000 và đã đạt được mong muốn của mình với thành tích 2,9 giây, nhanh hơn kỷ lục của RS200 0,19 giây.
15. Mercedes-Benz A38 AMG (2001)
Kích thước nhỏ xinh của Mercedes-Benz A-Class không phải là một nền tảng lý tưởng để tạo nên một chiếc xe 2 động cơ nhưng điều đó không ngăn cản được sự sáng tạo của kỹ sư đến từ AMG. Tận dụng thiết kế ‘sandwich’ của sàn xe, họ đã nhồi thêm được một máy 4 xi-lanh 1,9 lít vào khoảng giữa hai bánh sau. Với tổng công suất 250 mã lực, chiếc A38 này có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 5,7 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 230km/h. Không những vậy, model này vẫn còn dư ra không gian để chứa đồ.
16. Jeep Hurricane (2005)
Ra mắt tại NAIAS 2005, Jeep Hurricane là một bản concept gây ấn tượng ngay từ thiết kế bên ngoài cho tới sức mạnh bên trong. Đặc biệt hơn, sức mạnh đó được tạo ra từ 2 cỗ máy Hemi V8 5,7 lít cho tổng công suất lên tới 670 mã lực. Chưa hết, Hurricane còn được tối ưu trọng lượng bằng vật liệu nhôm và sợi các-bon giúp cho cân nặng của nó ‘chỉ’ 1746kg – một thành tích không tồi với một chiếc xe có tới 2 động cơ. Được biết, ‘cơn bão’ của Jeep chỉ cần 4,9 giây để tăng tốc từ 0-97km/h.
17. MTM Audi TT Bimoto (2007)
Những chiếc xe của Audi vốn đã được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh nên việc tạo ra một chiếc TT 2 động cơ của MTM chỉ nhằm mục đích thiết lập kỷ lục tốc độ. Khối động cơ 1,8 lít tăng áp nguyên bản đã được nâng cấp lên thành 370 mã lực. Một bản sao của nó cũng được sử dụng để bố trí vào hàng ghế sau trên TT. Kết quả là cỗ máy tốc độ MTM Audi TT Bimoto đã thành hình. Chiếc xe này có khả năng chạm ngưỡng 100km/h từ vị trí đứng yên chỉ sau 3,4 giây và đã thiết lập kỷ lục tốc độ 393km/h tại đường thử Papenburg.
18. BMW i8 (2014)
Các bạn có thể chọn ra hàng chục cái tên khác thay thế cho BMW i8 nhưng theo quan điểm cá nhân thì đây là mẫu xe 2 động cơ đáng chú ý nhất ở thời điểm hiện tại. Bởi lẽ, sản phẩm này kết hợp kiểu dáng động cơ đặt giữa của một siêu xe thể thao với cabin 4 chỗ ngồi (2+2), cùng với đó là một mô-tơ điện đặt ở phía trước. Bộ đôi điện-xăng trên i8 sản sinh tổng công suất 362 mã lực, cho phép chiếc xe tăng tốc từ 0-100km/h trong vòng 4,4 giây và tốc độ tối đa đạt 250km/h. Không chỉ đem đến hiệu năng vận hành của xe thể thao, hệ thống động lực trên i8 cũng góp phần tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Thiết kế thể thao, bắt mắt cũng là một điểm hấp dẫn không thể bỏ qua ở sản phẩm này.
Xuất phát từ một fanpage về ảnh chế hài hước - meme, Troll Xe dần chuyển thành một hệ sinh thái mang đến cái nhìn đa chiều về ngành ô tô - xe máy với nhiều nội dung sáng tạo khác nhau.
Đây là những người phụ nữ thực sự nên được biết tới nhiều hơn và câu chuyện của họ ấn tượng hơn rất nhiều so với những tóm tắt được đưa ra ở đây. Danh sách này vốn dĩ có thể dài hơn vì vẫn còn nhiều phụ nữ trong lịch sử văn hóa xe hơi đã không nhận được sự tôn trọng đúng mực.
Công an quận Thanh Khê, Đà Nẵng xác định tài xế lái 'xe điên' lao vào tiệm bánh mì làm 6 người bị thương có sử dụng ma túy và bia rượu.
Khi nhắc đến siêu xe người ta thường nghĩ chỉ có thể dành cho người lớn nhưng ở Anh, Chương trình Junior Driver cho phép trẻ em và thanh thiếu niên từ 10 đến 17 tuổi cơ hội cầm lái mẫu xe Ferrari 458 Italia hoặc Lamborghini Gallardo LP570 Performante trên đường đua.
Các bài sinh viên của Genius Garage không thể tin vào mắt mình khi trường kỹ thuận này được một đơn vị tài trợ giấu tên tặng một chiếc xe đua Công thức 1.