Theo thỏa thuận ban đầu, ChemChina sẽ mua 26% cổ phần của hãng Pirelli, vốn sở hữu bởi CamFinanzaria (tương đương 1,9 tỷ USD). Đây được xem là việc đầu tư được điều khiển gián tiếp bởi chủ tịch và giám đốc điều hành Pirelli – ông Marco Tronchetti Provera cùng ngân hàng UniCredit, Intesa Sanpaolo, và Rosneft. ChemChina sau đó sẽ mua toàn bộ cổ phần còn lại với giá 15 EUR/cổ phiếu (thấp hơn một chút so với giá chính thức 15,26 EUR của công ty).
Nếu ChemChina có thể hoàn thành thỏa thuận, công ty này sẽ có thể tiếp cận bí mật công nghệ sản xuất của Pirelli và hoàn toàn thâu tóm hãng trong 4 năm kế tiếp. Nhờ đó, công ty Trung Quốc có thể xâm nhập vào ngành công nghiệp sản xuất lốp cao cấp, và cạnh tranh với các hãng lốp lớn trên thế giới như Michelin và Continental.
Đây không phải là lần đầu tiên các công ty và tập đoàn lớn của Trung Quốc tìm cách thâu tóm các thương hiệu lớn trên thế giới. Lợi dụng tình hình kinh tế đang suy thoái của châu Âu và việc đồng Euro giảm giá mạnh, các công ty Trung Quốc đã thực hiện một loạt vụ thâu tóm ở Italy bao gồm hai công ty lưới điện Terna và Snam, nhà sản xuất turbine Ansaldo, và công ty đóng du thuyền cao cấp Ferretti.
Lốp dự phòng vốn là thứ ít sử dụng nhưng rất quan trọng trên các dòng xe, tuy nhiên ở phân khúc phổ thông không ít người thắc mắc vì sao loại lốp phụ này lại khác hoàn toàn so với lốp chính.
Không phải tất cả các loại lốp xe đều hoạt động ổn định trong mọi điều kiện thời tiết và địa hình, có loại chạy bám đường khi khô ráo nhưng lại không tốt để đi trong mùa mưa và ngược lại.
Bánh trước của một số xe nhỏ và đa số các xe có phân khối lớn sẽ dùng lốp có chiều rãnh gai bị ngược.
Nếu chiếc xe máy của bạn đang sử dụng lốp không săm, bạn cần lưu ý một vài điểm dưới đây để giữ lốp được bền và vận hành an toàn hơn.
Hiện tượng nổ lốp xe máy rất nguy hiểm, đặc biệt khi xe đang lưu thông trên đường. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người dùng cần biết nguyên nhân và cách khắc phục sự cố này.