Trước đó, tập đoàn Toyota vừa công bố đợt triệu hồi quy mô lớn lên đến gần 6,4 triệu xe trên toàn cầu, riêng thị trường Mỹ đã có đến 1,3 triệu xe. Trong số này bao gồm các mẫu xe: Corolla đời 2009-2010, Matrix, Tacoma, Highlander đời 2008-2010, RAV4 đời 2006-2008, Yaris đời 2006-2010, đặc biệt còn bổ sung thêm mẫu Pontiac Vibe đời 2009-2010. Nguyên nhân của đợt triệu hồi này là do các dây cáp kết nối với túi khí có thể bị hư hỏng trong quá trình quay vô lăng thời gian dài, dẫn đến việc túi khí có thể không kịp thời bung ra khi có tai nạn và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
GM sẽ chịu một phần trách nhiệm trong vụ triệu hồi Pontiac Vibe của Toyota
Liên quan đến vấn đề này, người phát ngôn của General Motors cho biết trên trang Autoblog: “Chính xác là 40.500 xe Pontiac Vibe nằm trong diện triệu hồi của Toyota. Toyota đã thiết kế và sản xuất mẫu xe này cho Pontiac, GM chỉ phục vụ khách hàng với những sản phẩm do Toyota làm sẵn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ có một phần trách nhiệm trong đợt triệu hồi này”.
Sở dĩ, GM phải chịu trách nhiệm triệu hồi của Toyota về sản phẩm Vibe đời 2009-2010 vì đúng khoảng thời gian này Pontiac – một thương hiệu con của GM đã đạt thảo thuận kinh doanh mẫu sản phẩm này, thuộc thế hệ thiết kế thứ 2 của dòng xe này. Pontiac Vibe có tên khai sinh là Toyota Voltz, do NUMMI – một thương hiệu thuộc quyền sở hữu của GM và Toyota sản xuất trong giai đoạn 2002-2004. Ngoài ra, Vibe còn có tên khác là Matrix khi do Toyota sản xuất trong giai đoạn 2003-2008. Đến thế hệ thứ 2 được sản xuất từ 2009-2010 thì Toyota chịu công nghệ sản xuất còn Pontiac được quyền phân phối sản phẩm.
Vibe là mẫu hatchback 5 cửa, được trang bị hệ thống dẫn động cầu trước FWD, động cơ I4, dung tích 2.8 lít, hộp số tự động 4 hoặc 5 cấp, công suất 158 mã lực. Nếu tính riêng từ 2010 đến nay thì GM đã thực hiện đến 4 đợt triệu hồi đối với Pontiac Vibe.
Để có được một mẫu xe thành công cần hội tủ đủ rất nhiều yếu tố, từ xu hướng thị trường, khả năng lãnh đạo, tiềm lực tài chính…Bên cạnh những thành công, nhiều mẫu xe đã bị khai tử từ khá sớm mang lại nhiều tiếc nuối dù nó có triển vọng.
Cuộc chiến pháp lý giữa hai tập đoàn xe hơi khổng lồ của nước Mỹ là Ford và General Motors đẩy lên một cao trào mới khi tới lượt Ford yêu cầu tòa án hủy bỏ các từ ngữ liên quan tới hệ thống tự lái của ô tô.
General Motors đã đệ đơn lên tòa án liên bang California kiện Ford với cáo buộc vi phạm nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh vì tên liên quan đến một công nghệ trong lĩnh vực xe tự hành.
Một trong những nhà máy sản xuất ôtô còn lại của General Motors đã phải dừng hoạt động vì thiếu linh kiện điện tử.
Gần đây, General Motors (GM), tập đoàn ô tô hàng đầu của Mỹ, đã chuyển hướng sang xe điện. Họ đang có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin thứ hai tại Hoa Kỳ cùng với đối tác LG của Hàn Quốc.