Theo đó, vào hôm thứ Sáu, Ford tuyên bố sẽ yêu cầu Văn phòng bằng sáng chế Hoa Kỳ hủy bỏ các thương hiệu mà đối thủ GM có được liên quan đến hệ thống xe tự lái bao gồm có các cụm từ “Cruise” và “SuperCruise”. Vấn đề này đã đẩy cuộc chiến pháp lý giữa Ford và GM lên một cao trào mới.
Ngọn nguồn vụ việc bắt đầu vào ngày 24/7 khi GM đã cáo buộc Ford vi phạm các nhãn hiệu của hãng này sau khi Ford lấy tên công nghệ xe tự lái của mình là “BlueCruise”, đồng thời đệ đơn lên tòa án California để buộc Ford không được sử dụng cụm từ này.
GM cho rằng công nghệ xe tự lái của họ đã phát triển từ nhiều năm trước trong khi đó Ford mới bắt đầu gần đây sẽ khiến người tiêu dùng hiểu nhầm khi GM nhận định công nghệ của Ford chưa thể hoàn thiện trong một thời gian ngắn và có thể làm ảnh hưởng đến GM.
Công nghệ tự hành SuperCruise trên xe Cadillac của GM.
GM trước đây đã đăng ký nhãn hiệu "SuperCruise" cho công nghệ lái xe tự động một phần rảnh tay và đăng ký nhãn hiệu “Cruise” cho một bộ phận xe taxirobot tại San Francisco.
Trong khi đó, Ford tiếp tục bảo vệ quan điểm của mình khi cho rằng vụ kiện của GM là vô nghĩa và phù phiếm và cho biết, “Để tự bảo vệ mình, Ford không có lựa chọn nào khác ngoài việc yêu cầu Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ hủy bỏ cả hai đăng ký nhãn hiệu“ Cruise ”và“ Super Cruise ”của GM mà lẽ ra không bao giờ được đăng ký ngay từ đầu bởi nhiều hãng đã sử dụng cụm từ Cruise liên quan đến công nghệ hỗ trợ lái xe”.
Công nghệ tự hành BlueCruise trang bị trên Ford Mustang Mach E.
Dẫn chứng cụ thể, Ford cho rằng GM nên kiện luôn cả Hyundai Motors với tên công nghệ "Smart Cruise Control" và nhà cung cấp công nghệ ô tô ZF Friedrichshafen AG với hệ thống hỗ trợ AutoCruise.
Bên cạnh đó, Ford còn cho rằng các cụm từ liên quan đến ngành công nghiệp ô tô là phổ biến, Cruise cũng giống như các cụm từ liên quan đặc thù đến lĩnh vực sản xuất ô tô mà hiện tại được sử dụng phổ biến ở các hãng xe trên thế giới như “hybrid”, “turbo”…
Đáp trả, GM tuyên bố ngay sau đó rằng “SuperCruise” đã có sự hiện diện thương mại vững chắc từ năm 2017 và sẽ bảo vệ đến cùng công nghệ đã được công nhận nhiều năm trên thị trường. Giới quan sát đang tỏ ra khá phấn khích với cuộc chiến tranh chấp thương mại giữa hai hãng sản xuất ô tô hàng đầu của nước Mỹ.
Công nghệ SuperCruise của GM:
Công nghệ BlueCruise của Ford:
Thế hệ mới của Ford Everest chính thức ra mắt tại Việt Nam với 4 phiên bản đi kèm nhiều nâng cấp mới gây áp lực lên các đối thủ trong phân khúc cũng như tầm giá tiền.
Thế hệ mới của mẫu xe bán tải Ford Ranger vẫn chưa về Việt Nam song đã lộ diện một thế hệ mới hơn cả mới với những thay đổi ấn tượng.
Một di sản của nhà sáng lập Henry Ford đang được rao bán nhưng lần này không phải xe hơi như thông thường. Đó chính là căn biệt thự ông từng sống ở thánh đại ô tô Mỹ - Detroit.
Một số đại lý Ford cho hay đã bắt đầu nhận đặt cọc từ hôm nay. Đại lý chưa dám nói chính xác mức giá chính thức nhưng dự kiến ‘thơm’ và mềm hơn lo ngại của dân chơi khi chứng kiến vẻ ngoài hào nhoáng của xe đời mới!
Với nhiều anh em chơi bán tải Việt Nam, sự biến mất của Toyota Hilux trên thị trường là điều gây đáng tiếc. Hilux vì đâu chịu phận cay đắng trong cuộc đua với 'tình địch' Ford Ranger.
Ford Transit 2016
Giá : ~ 805.000.000
Ford Ranger 2021
Giá : ~ 1.202.000.000
Ford Everest 2022
Giá : ~ 1.412.000.000
Ford Everest 2022
Giá : ~ 1.193.000.000
108 Hùng Vương,P.11, Tp.Đà Lạt,
108 Hùng Vương Phường 11,
108 Hùng Vương, Phường 11, Tp Đà Lạt, Lâm Đồng,
61A Cao Thắng, phường 3, quận 3, tp. Hồ Chí Minh,
799.000.000đ
Hà Nội
Ford Ranger
248.000.000đ
Hà Nội
Ford Fiesta
860.000.000đ
Hà Nội
Ford Everest
265.000.000đ
Hà Nội
Ford Fiesta