Takata Corp, một công ty sản xuất túi khí Nhật Bản, hiện phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ sau thảm họa túi khí. Hãng này vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản, đánh dấu vụ sụp đổ doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Cũng với việc nộp đơn xin phá sản và hoàn thành những thỏa thuận cuối cùng với Key Safety Systems Inc - một công ty túi khí của Mỹ, Takata sẽ chính thức “bán mình” và phá sản. Key Safety cho biết, sau khi mua lại Takata, công ty này sẽ tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất.
Theo nhật báo Nikkei, một công ty con trực thuộc Key Safety sẽ mua lại Takata với giá khoảng 180 tỷ JPY và sẽ tiếp tục sản xuất túi khí, dây đai an toàn và các sản phẩm khác. Takata Corp, hiện từ chối bình luận trước những thông tin trên.
Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo cũng đã dừng các hoạt động giao dịch cổ phiếu của Takata. Theo các cơ quan truyền thông Nhật Bản, hoạt động này nhằm chuẩn bị cho việc nộp đơn xin phá sản của công ty sản xuất linh kiện ô tô 84 năm tuổi này. Tại thời điểm dừng giao dịch, cổ phiếu của Takata có giá thị trường khoảng 360 triệu USD.
Các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã bày tỏ mối quan ngại về việc Takata nộp đơn xin phá sản mà không có những thỏa thuận cụ thể về việc bồi thường, cũng như cung cấp túi khí thay thế cho hàng triệu xe bị lỗi trên phạm vị toàn cầu. Hiện có hơn 65% trong số 46,2 triệu xe thu hồi do túi khí Takata tại thị trường Mỹ chưa được sửa chữa. Một nguồn tin tiết lộ hồi đầu năm cho biết, chi phí để thay bộ phận lỗi trên túi khí cho những xe bị lỗi tại Mỹ lên tới 8 tỷ USD.
Vào tháng 1/2017, Takata buộc phải chi trả 1 tỷ USD để giải quyết cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ về những mảnh vỡ từ túi khí của Hãng khiến 189 người bị thương và 16 người thiệt mạng trên toàn thế giới. Ba cựu giám đốc điều hành của Hãng đã bị buộc tội hình sự.
Takata sẽ phải trả 25 triệu USD tiền phạt và 125 triệu USD cho quỹ bồi thường những nạn nhân chiụ ảnh hưởng, bao gồm cả những ảnh hưởng sẽ xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, Takata buộc phải trả 850 triệu USD vào năm 2018 cho các nhà sản xuất ô tô hoặc trong vòng 1 năm kể từ ngày có nhà bảo hộ về tài chính.
Lỗi túi khí bắt đầu diễn ra từ năm 2008 và sẽ có khoảng 100 triệu ô tô chịu ảnh hưởng trên toàn cầu liên quan tới 19 nhà sản xuất ô tô, trong đó có Honda Motor Co, Ford Motor Co, Volkswagen AG và Tesla Inc. Trong những năm qua, liên tiếp có những cuộc triệu hồi với quy mô lớn được các hãng xe thực hiện liên quan tới lỗi túi khí Takata và dự kiến sẽ kéo dài tới năm 2019.
Như đã đưa tin, túi khí không đúng quy chuẩn của Hãng Takata có thể tự động bung ra cùng với những mảnh kim loại nguy hiểm. Khi đó, người lái có thể bị mảnh kim loại văng trúng, đâm vào mặt, vào mắt, hoặc thậm chí là động mạch chủ ở cổ.
Audi Việt Nam thông báo sẽ triển khai chương trình triệu hồi mẫu xe Q5 do lỗi túi khí và chương trình triển khai trong vòng 3 năm.
Công ty TNHH Ford Việt Nam thông báo sẽ thực hiện đợt triệu hồi mẫu xe đã bị khai tử tại Việt Nam là Mondeo để thay thế túi khí.
Bơm nhiên liệu do Denso sản xuất đang khiến nhiều nhà sản xuất ôtô phải triệu hồi xe quy mô lớn, tương tự như trường hợp túi khí của Takata trước đây.
Denso là một trong những nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, nên khi sản phẩm bị lỗi sẽ dễ dẫn tới những thảm họa triệu hồi xe.
Dù đã phải tuyên bố phá sản và bán mình cho một doanh nghiệp Trung Quốc vì vụ bê bối lỗi túi khí, nhưng Takata giờ đây lại bị nghi ngờ thiếu trung thực về chất lượng dây an toàn do hãng sản xuất.