Tương tự như Takata, nhà cung cấp túi khí cho nhiều hãng xe trên thế giới đã phá sản sau loạt bê bối do túi khí lỗi kỹ thuật, Denso với linh kiện bơm nhiên liệu cũng đang khiến nhiều nhà sản xuất ô tô trên toàn cầu phải tiến hành triệu hồi xe quy mô lớn.
Cũng là một trong những nhà cung cấp linh kiện lớn nhất thế giới, độ phủ của Denso không hề kém cạnh Takata, chính bởi vậy, chỉ cần một sai sót nhỏ từ sản phẩm do công ty sản xuất cũng gây sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến các nhà sản xuất ô tô.
Ít tháng trước, do lỗi bơm nhiên liệu, Denso phải thông báo triệu hồi linh kiện này đã trang bị cho hơn 2 triệu xe tại Mỹ. Mới đây, Denso tiếp tục bổ sung thêm 1,5 chiếc xe vào danh sách triệu hồi, tăng số lượng lên tổng cộng 3,53 triệu chiếc.
Theo Cơ quan An toàn Giao thông Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), một cánh quạt trong bơm nhiên liên áp suất thấp do Denso sản xuất có thể bị biến dạng trong một số điều kiện nhất định, khiến bơm không hoạt động được, điều này đồng nghĩa với việc xe có thể bị chết máy đột ngột khi đang đi trên đường.
Toyota được cho là nhà sản xuất xe bị ảnh hưởng nhiều nhất do đang sở hữu một phần công ty Denso, nên nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới chắc chắn sẽ có nhiều sản phẩm sử dụng bơm nhiên liệu do Denso cung cấp. Các nhà sản xuất ô tô khác như Honda, Ford, Subaru và Mitsubishi cũng được xác định có hợp tác với Denso.
Denso cũng như các nhà sản xuất ô tô sử dụng bơm nhiên liệu của nhà cung cấp này, hiện chưa thông tin cụ thể những mẫu xe liên quan trực tiếp, nhưng nguồn tin ban đầu xác nhận số lượng xe mắc lỗi sẽ thuộc các đời từ năm 2013 đến 2020.
Theo GTVT
Audi Việt Nam thông báo sẽ triển khai chương trình triệu hồi mẫu xe Q5 do lỗi túi khí và chương trình triển khai trong vòng 3 năm.
Công ty TNHH Ford Việt Nam thông báo sẽ thực hiện đợt triệu hồi mẫu xe đã bị khai tử tại Việt Nam là Mondeo để thay thế túi khí.
Denso là một trong những nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, nên khi sản phẩm bị lỗi sẽ dễ dẫn tới những thảm họa triệu hồi xe.
Dù đã phải tuyên bố phá sản và bán mình cho một doanh nghiệp Trung Quốc vì vụ bê bối lỗi túi khí, nhưng Takata giờ đây lại bị nghi ngờ thiếu trung thực về chất lượng dây an toàn do hãng sản xuất.
Sau vụ bê bối túi khí khiến hãng phải phá sản năm 2017, Takata đang tiếp tục dính một "vết nhơ" khác về vấn đề trên đai an toàn.