Công ty Mỹ Joyson Safety Systems (JSS) - doanh nghiệp đã mua lại Takata vào năm 2017 - đang điều tra xem Takata có đánh lừa các nhà sản xuất ô tô về độ an toàn của dây đai do hãng sản xuất hay không.
Lỗi này đã bị phát hiện và báo cáo vào tháng 4/2018, tức là từ trước khi JSS thâu tóm Takata.
JSS cũng cho biết hiện họ đang xem xét các dữ liệu liên quan trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây theo phương pháp thử nghiệm từng sản phẩm. JSS khẳng định: “Đây là một cam kết quan trọng. JSS đang đẩy nhanh tiến trình điều tra để sớm xác minh được nguyên nhân, đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục phù hợp.”
Cho đến nay, JSS cho biết họ vẫn không xác định được bất kỳ vấn đề nào trong khoảng thời gian điều tra. Tuy nhiên, hãng vẫn sẽ tiếp tục điều tra thêm. Nguồn tin nội bộ cho biết, JSS từ trước đó đã ghi chú rằng đây là một vấn đề “cần hết sức cẩn trọng.”
Mặc dù đến nay, mới chỉ có Toyota tỏ ra lo ngại vi phạm tiêu chuẩn an toàn của dây an toàn, nhưng trên thực tế vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào.
Một thông báo mới đây từ hãng Toyota Australia cho biết: “Chúng tôi đã được thông báo rằng các cuộc điều tra của JSS đang được tiến hành và chưa có lỗi cụ thể nào được xác định.”
Hãng Toyota cũng cho biết: “An toàn của khách hàng là ưu tiên hàng đầu nên công ty cũng đang điều tra độc lập để xác định xem lỗi dây an toàn ảnh hưởng tới những dòng xe nào, hay gây tác động và có nguy cơ ra sao.”
Hiện tại, chủ các dòng xe bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối mới cũng không được khuyên dừng sử dụng xe.
Trong lần thống kê gần nhất, có khoảng 180 nghìn chiếc xe trên tổng số 4 triệu xe trong lưu thông vẫn chưa thay túi khí Takata bị lỗi.
Takata và chi nhánh tại Mỹ - TK Holdings Inc đã làm thủ tục phá sản từ tháng 6/2017, với tài sản được thoả thuận bán cho Key Safety Systems (KSS) là phần cốt lõi trong kế hoạch gom tiền mặt của Takata để bồi thường cho các nhà sản xuất ô tô và người tiêu dùng.
Thông báo của KSS được đưa ra chỉ vài tuần sau khi những thủ tục giấy tờ cuối cùng về việc phá sản của Takata được hoàn tất tại Mỹ, với các điều khoản không có gì thay đổi so với biên bản ghi nhớ đã được ký trước đó giữa hai bên.
KSS (sau này đổi tên thành Joyson Safety Systems - JSS) cũng là một nhà cung cấp túi khí, với trụ sở đặt tại ngoại ô Detroit, Mỹ, nhưng nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn điện tử Ningbo Joyson Electronics (Trung Quốc).
Tại thời điểm đó, cụm bơm túi khí bị lỗi của Takata có liên quan đến ít nhất 18 trường hợp tử vong trên toàn thế giới, do túi khí bung quá lực, làm gãy và văng các mảnh kim loại sắc nhọn vào người ngồi trên xe. Lỗi này đã khiến Takata lao đao suốt 8 năm.
Không chịu nổi sức ép, nhà cung cấp túi khí có lịch sử 84 năm này đã phải đệ đơn xin phá sản tại Nhật và chi nhánh tại Mỹ đã làm thủ tục bảo hộ phá sản vào ngày 25/6/2017, đi kèm thoả thuận "bán mình" cho đối thủ KSS.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Takata từng cung cấp phụ tùng cho 18 nhà sản xuất ô tô, cung cấp đai an toàn cho 1/3 số hãng sản xuất ô tô trên toàn cầu.
Audi Việt Nam thông báo sẽ triển khai chương trình triệu hồi mẫu xe Q5 do lỗi túi khí và chương trình triển khai trong vòng 3 năm.
Công ty TNHH Ford Việt Nam thông báo sẽ thực hiện đợt triệu hồi mẫu xe đã bị khai tử tại Việt Nam là Mondeo để thay thế túi khí.
Bơm nhiên liệu do Denso sản xuất đang khiến nhiều nhà sản xuất ôtô phải triệu hồi xe quy mô lớn, tương tự như trường hợp túi khí của Takata trước đây.
Denso là một trong những nhà cung cấp phụ tùng ô tô lớn nhất thế giới, nên khi sản phẩm bị lỗi sẽ dễ dẫn tới những thảm họa triệu hồi xe.
Sau vụ bê bối túi khí khiến hãng phải phá sản năm 2017, Takata đang tiếp tục dính một "vết nhơ" khác về vấn đề trên đai an toàn.