Cách đây một tháng, Denso thông báo triệu hồi sản phẩm bơm nhiên liệu áp suất thấp đã được lắp cho hơn 2 triệu xe. Giờ đây, theo trang Autoblog, hãng đã bổ sung thâm 1,5 triệu xe vào danh sách triệu hồi, nâng tổng số xe cần triệu hồi lên 3,53 triệu xe.
Denso có vốn góp của Toyota, nên hiển nhiên là Toyota nằm trong danh sách các nhà sản xuất phải triệu hồi xe. Bên cạnh đó là một loạt tên tuổi quen thuộc, như Honda, Ford, Subaru và Mitsubishi tại thị trường Mỹ.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về các mẫu xe cần triệu hồi (có vẻ như Denso không nắm được bơm xăng của mình được các hãng dùng cho những xe nào). Chỉ biết rằng các xe dùng bơm xăng bị lỗi thuộc các phiên bản từ 2013 đến 2020.
Denso báo cáo với Cơ quan An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) rằng cánh bơm bằng nhựa bên trong cụm bơm xăng của Denso bị phồng trong quá trình vận hành, dẫn đến bị kẹt và không hoạt động.
Với các mẫu xe có bơm nhiên liệu bị lỗi, đèn báo check-engine sẽ hiển thị trên bảng đồng hồ, động cơ nổ giật cục, thậm chí có trường hợp xe không thể khởi động được hoặc chết máy đột ngột.
Việc xe bị chết máy đột ngột giữa đường dễ dẫn tới tai nạn, nhất là khi xe đang chạy trên đường cao tốc.
Hiện chưa có thông tin nào liên quan đến việc liệu các thị trường khác có liên quan đến đợt triệu hồi bơm xăng này của Denso hay không. Tại khu vực Đông Nam Á, đã có Mitsubishi Xpander tại Việt Nam và Philippines được triệu hồi xe để thay cụm bơm xăng. Tuy nhiên, Mitsubishi không tiết lộ nhà cung cấp.
Audi Việt Nam thông báo sẽ triển khai chương trình triệu hồi mẫu xe Q5 do lỗi túi khí và chương trình triển khai trong vòng 3 năm.
Công ty TNHH Ford Việt Nam thông báo sẽ thực hiện đợt triệu hồi mẫu xe đã bị khai tử tại Việt Nam là Mondeo để thay thế túi khí.
Bơm nhiên liệu do Denso sản xuất đang khiến nhiều nhà sản xuất ôtô phải triệu hồi xe quy mô lớn, tương tự như trường hợp túi khí của Takata trước đây.
Dù đã phải tuyên bố phá sản và bán mình cho một doanh nghiệp Trung Quốc vì vụ bê bối lỗi túi khí, nhưng Takata giờ đây lại bị nghi ngờ thiếu trung thực về chất lượng dây an toàn do hãng sản xuất.
Sau vụ bê bối túi khí khiến hãng phải phá sản năm 2017, Takata đang tiếp tục dính một "vết nhơ" khác về vấn đề trên đai an toàn.