Đại diện Bộ Công an cho biết sau nhiều năm, công tác đăng ký, sang tên, đổi chủ được đơn giản hóa mà người dân cố tình không chấp hành nên phải có biện pháp xử phạt hành chính. Mốc cuối với các chủ phương tiện vào cuối năm 2016 đã rất hợp tình hợp lý. Sau mốc này, người dân cố tình không sang tên, đổi chủ sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt theo Nghị định 46.
Mặt khác, căn cứ Thông tư 15/2014 của Bộ Công an, nếu không thực hiện sang tên đổi chủ phương tiện, người đứng tên đăng ký xe phải tiếp tục chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe đã bán, cho, tặng.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu có tranh chấp, điều tra, khởi tố vụ việc có liên quan đến chiếc xe đã bán, cho, tặng thì chủ xe phải chịu trách nhiệm liên đới.
Tuy nhiên, không vì vậy mà cảnh sát giao thông được quyền dừng xe chỉ để kiểm tra chính chủ. Theo quy định, cảnh sát giao thông không được dừng bất cứ phương tiện nào để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông. Ví dụ, bạn đi ngược chiều, nếu cảnh sát kiểm tra phát hiện, chiếc xe mua bán qua nhiều lần, quá thời gian không sang tên đổi, chủ sẽ bị phạt thêm lỗi xe không sang tên, đổi chủ.
Nhiều độc giả còn hoài nghi vấn đề lấy xe của vợ/ chồng/ con thì vẫn bị xử phạt? Tuy nhiên, không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được. Nhưng trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì phải sang tên theo đúng quy định.
Nói về ý nghĩa về quy định này, đại diện Bộ công an cho biết: Trên thực tế, việc xử phạt để tác động tới ý thức của chủ phương tiện về việc đảm bảo tài sản, phương tiện của mình, tránh những trường hợp tranh chấp không đáng có khi không sang tên.
Trong công tác giải quyết tai nạn giao thông, việc đăng ký chính chủ sẽ giúp ích rất nhiều cho cảnh sát trong quá trình điều tra. Không bị mất thời gian đi tìm chủ sở hữu của phương tiện.
Hơn nữa, việc đăng ký xe chính chủ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí của chủ phương tiện như sau này chỉ cần đăng ký qua mạng, chuyển khoản để mua vé, phí đường bộ; hay áp dụng việc xử phạt nguội cũng rất dễ dàng.
Theo thông tư 67/2019 của Bộ Công an, từ 15/1/2020 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, người dân có thể ghi hình, ghi âm CSGT đang làm nhiệm vụ nhưng phải đúng luật.
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2019, thay thế Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 quy định tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Gần hai tháng nữa, quy định chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe không làm thủ tục đăng ký sang tên sẽ chính thức được thi hành. Để tránh bị xử phạt, người dân nên sớm thực hiện việc sang tên đổi chủ nếu mua, bán, được cho, tặng xe.
Theo điều 30 Nghị định 46, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình).
Sau nhiều ngày đưa ra đề xuất cũng như lấy ý kiến chung của người dân thì Bộ Công An đã ra quyết định ban hành thông tư 01 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có quyền trưng dụng tài sản của CSGT chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/02.