Indonesia sắp vượt mặt Thái Lan về sản xuất ô tô
Khoảng đầu năm 2011, đã có thông tin cho rằng Indonesia có khả năng vượt mặt Thái Lan về sản lượng sản xuất ô tô. Nước này cũng có nhiều động thái để thu hút các hãng xe đầu tư vào các máy móc, nhân công ở nhà máy tại đây. Kết quả là doanh số sản xuất xe tại Indonesia đã tăng vọt và có khả năng vượt qua Thái Lan để trở thành nước sản xuất ô tô đứng đầu Đông Nam Á trong năm 2014.
Reuters cho biết sự hoán đổi về vị trí giữa 2 quốc gia có nền công nghiệp ô tô lớn nhất Đông Nam Á sẽ sớm xảy ra vào đầu năm nay. Yếu tố chính làm nên sự thay đổi này là sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Indonesia đã đẩy mạnh nhu cầu về xe giá rẻ và xe xanh.
Tháng 3/2014, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia (Gaikindo), doanh số đã tăng đến 17,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số này đã hơn gấp đôi con số 8,3% mà Gaikindo dự tín hồi tháng 2. Trong khi đó, Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan lại công bố rằng doanh số mua bán xe tại nước này đã giảm đến 45% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thậm chí, tổ chức nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan còn dự đoán doanh số ô tô Thái Lan có thể giảm xuống 11,7% (tương đương 1,175 triệu chiếc) trong năm 2014. Còn doanh số Indonesia có khả năng tăng 6,5% (tương đương 1,31 triệu chiếc) vào năm nay.
Nền công nghiệp Indonesia cũng được dự đoán sẽ phát triển từ 5,5 đến 5,9% vào năm nay. Theo đó, ngành sản xuất ô tô cũng sẽ phát triển với sự gia tăng của các mẫu xe cỡ nhỏ giá rẻ nhờ vào chính sách ưu đãi xe giá rẻ và thân thiện với môi trường (LCGC) của chính phủ.
Một nghiên cứu do Daihatsu thực hiện vào năm ngoái đã dự đoán rằng đến năm 2020, sẽ có khoảng 5 triệu dân Indonesia có khả năng mua xe mới. Con số này gấp đôi số liệu vào năm 2010. Ngoài ra, dòng xe LCGC còn có khả năng tăng số hộ gia đình mua ôtô mới lên 12 triệu.
Campuchia chế tạo được xe điện
Trong khi các nước dẫn đầu Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan vẫn đang theo đuổi mục tiêu to lớn nhằm biến mình trở thành trung tâm sản xuất ô tô số 1 khu vực, Campuchia lại bày tỏ ít tham vọng hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là nước này hoàn toàn từ bỏ việc phát triển nền công nghiệp ô tô.
Khi mà Việt Nam vẫn còn loay hoay với việc “bảo hộ hay không bảo hộ” nền công nghiệp ô tô còn non kém và dựa dẫm, đất nước láng giềng của chúng ta đã chế tạo ra những chiếc ô tô chạy điện hiện đại.
Đây sản phẩm ra đời dựa trên sự hợp tác giữa một công ty quốc nội Heng Development Co. của Campuchia và một đối tác Trung Quốc. Tuy thiết kế còn đơn giản và tiện nghi cũng không có nhiều nhưng chiếc xe điện Angkor EV có thể di chuyển suốt 300 km mà không cần sạc. Nó cũng được trang bị hệ thống định vị và ứng dụng độc đáo liên kết với điện thoại.
Việt Nam vẫn cứ loay hoay
Việt Nam có lẽ không thờ ơ với nhu cầu và quyền lợi chính đáng của người dân về việc mua xe giá rẻ cũng như lời kêu gọi của các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, nhưng các chính sách đưa ra đều mang nặng tính lý thuyết và khá mơ hồ. Khiến cho việc thực hiện nó gặp nhiều khó khăn.
Chính phủ từng ban hành Quyết định 12/2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó có lĩnh vực ô tô. Nhưng đến nay, chưa có DN nào, dự án nào xin được ưu đãi theo quyết định này, bởi các tiêu chuẩn rất khó đáp ứng và thủ tục quá phức tạp.
Bản quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 do Bộ Công thương soạn thảo, cũng đã đề xuất 1 số chính sách ưu đãi với các DN đầu tư vào sản xuất ô tô và linh kiện, nhưng dự thảo vẫn chỉ là dự thảo, vẫn nằm trên giấy và vẫn chưa được ban hành.
Một thực tế là các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới rất quan tâm đến chế độ chính trị xã hội và chính sách ưu đãi của các nước. Nếu một nước có chính sách ưu đãi tốt nhưng chế độ chính trị xã hội không ổn định, các hãng cũng sẽ bỏ đi không ngoái đầu lại. Đơn cử là trường hợp Thái Lan.
Mới đây, Toyota còn có ý định đầu tư đến 20 tỷ bath (tương đương 13 nghìn tỷ VND) vào thị trường Thái Lan, tuy nhiên những bất ổn về chính trị tại xứ chùa vàng này đã khiến cho hãng xe Nhật rút lại ý định. Thậm chí hãng còn quyết định giảm số lượng sản xuất nếu như các căng thẳng về chính trị ở Thái không được giải quyết. Các hãng xe còn lại cũng quyết định rút dần ra khỏi đất nước này để bảo toàn doanh số và tránh các hệ lụy.
Còn tại Việt Nam, dù đời sống chính trị xã hội của ta rất ổn định nhưng đối mặt với những rườm rà về thủ tục, sự chậm chạp trong khâu xúc tiến, các nhà sản xuất ô tô cũng không có lý do gì để ở lại và đầu tư lâu dài. Điều này khiến cho nền công nghiệp ô tô của ta ngày càng đuối sức và chết non. Thiết thấy, nếu chúng ta vẫn không có động thái rõ ràng và thực hiện nó thật quyết liệt, trong tương lai không xa Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu hoàn toàn ô tô.
Triển lãm thương mại quốc tế trong ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam - Automechanika Thành phố Hồ Chí Minh 2022 chính thức khai mạc sáng 29/6 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Sau nỗ lực thâm nhập thị trường Ấn Độ bất thành, hãng xe đình đám của Mỹ là Tesla có vẻ như đang chuyển hướng sang khu vực Đông Nam Á khi đăng ký sản phẩm ở Thái Lan để phân phối chính hãng.
Sau những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid khiến nhiều hoạt động của ngành ô tô bị trì hoãn thì triển lãm công nghiệp ô tô - automechanika Hochiminh 2022 đã đánh dấu sự trở lại vào cuối tháng 6 năm nay.
Từ trước đến nay đã có sự xuất hiện nhiều công nghệ tiên phong nhưng dưới đây có lẽ là những công nghệ có ảnh hưởng nhất còn ứng dụng đến ngày nay.
Từng có một khoảng thời gian, một chiếc xe hơi đơn thuần chỉ là phương tiện di chuyển với một động cơ, bốn bánh xe chạm đất, một chiếc vô lăng, vài cái ghế và giá để hành lý hay một cái hòm. Sau đó, cùng với sự phát triển của con người, sự gia tăng của các nhu cầu sử dụng cũng được chú trọng.