Các công ty Trung Quốc đang nhận thấy khó có thể đánh bại các hãng xe Nhật trong việc cạnh tranh sản xuất xe sử dụng động cơ đốt trong khi phần lớn người dân tại Đông Nam Á đặc biệt yêu thích các thương hiệu Nhật Bản. Con số chỉ ra rằng 90% xe tại Đông Nam Á thuộc về các hãng xe Nhật Bản.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang nhìn thấy một tiềm năng mới tại khu vực đầy hứa hẹn này trong việc sản xuất và phân phối xe điện trong tương lai. Tại đây phần lớn người dân không quen hoặc chưa có khái niệm về xe điện trong khi đó các hãng xe Nhật Bản khá chậm chạp trong việc điện khí hóa ô tô, các kế hoạch về sản xuất xe điện tại Đông Nam Á của xe Nhật vẫn chưa có và chủ yếu là ra mắt dưới hình thức nhập khẩu từ nơi khác và đưa về dưới dạng giới thiệu.
Nhận thấy điều này, các công ty sản xuất xe Trung Quốc đang có động thái đẩy mạnh việc phủ sóng xe điện trong tương lai khi đã có những kế hoạch sản xuất tại chỗ ở Thái Lan hoặc Indonesia. Great Wall Motor của Trung Quốc phát tiếng súng đầu tiên khi ra mắt mẫu xe thể thao đa dụng hybrid Haval H6 tại Thái Lan vào tháng trước với khẩu hiệu cho buổi ra mắt như một tín hiệu thách thức tới các hãng xe Nhật Bản- "Đã đến lúc phải thay đổi".
Mẫu xe Haval H6 hybrid của Great Wall Motor tại một nhà máy ở Thái Lan.
Great Wall đang chuẩn bị vị thế mới của mình tại khu vực này khi tuyên bố ra mắt 9 mẫu xe điện khí hóa trong vòng 3 năm tới trong đó có một số xe chạy hoàn toàn bằng điện. Great Wall đã chính thức nhảy vào Thái Lan thông qua việc mua lại một nhà máy vào năm ngoái từ General Motors. Great Wall đã đầu tư hơn 700 triệu USD để biến cơ sở này thành một nhà máy thông minh với dây chuyền sản xuất sử dụng trí tuệ nhân tạo, bắt đầu sản xuất xe hybrid vào tháng 6 và dự kiến bắt đầu sản xuất các mô hình điện vào năm 2023.
Tầm nhìn của Trung Quốc cũng đến từ việc tận dụng lợi thế sắp có của Chính quyền các nước Đông Nam Á khi tuyên bố sẽ có những ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất xe điện. Như Thái Lan, chính phủ nước này sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới 8 năm cho công ty nào sản xuất xe điện và mục tiêu đến năm 2030 thì Thái Lan sẽ có 30% xe điện sản xuất trong nước.
Không hề giấu giếm ý định của mình, Zhang Jiaming - chủ tịch chi nhánh của Great Wall tại Thái Lan và Đông Nam Á cho biết: “Chúng tôi sẽ trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực xe điện ở Thái Lan và hợp tác để thúc đẩy ngành công nghiệp này”.
Thái Lan được đánh giá là một trong những thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á nhưng đến giờ cũng còn chậm chạp trong việc sản xuất xe điện. Hiện không có nhà sản xuất ô tô lớn nào sản xuất các mẫu xe điện trong nước và chỉ có 1.400 chiếc được bán trên toàn quốc vào năm ngoái, trong đó khoảng 60% là hàng nhập khẩu do SAIC Motor sản xuất. SAIC Motor dự định liên doanh với tập đoàn Charoen Pokphand Group của Thái Lan để sản xuất xe điện trong tương lai.
Xe điện Zhiji L7 của IM Motors, một thương hiệu xe điện do SAIC sản xuất được trưng bày tại triển lãm ô tô Thượng Hải.
Trong khi đó, các hãng xe Nhật Bản hiện tại chỉ có các mẫu xe điện rất hạn chế từ nguồn nhập khẩu như Nissan Leaf và một vài mẫu xe sang thuộc thương hiệu Lexus. Trong thời gian tới, các xe hybrid vẫn chiếm tỷ trọng lớn tại các nước Đông Nam Á do thiếu cơ sở hạ tầng sạc và thu nhập bình quân đầu người thấp. Nhưng đó mới chính là cơ hội sáng nhất dành cho phân khúc mới hoàn toàn của các hãng xe Trung Quốc đang nhắm tới.
Tại Indonesia, thị trường ô tô lớn khác của Đông Nam Á, Hyundai Motor chuẩn bị đưa một nhà máy trị giá 1,6 tỷ USD vào hoạt động trong đó bắt đầu thực hiện sản xuất ô tô điện sau khi có các cam kết với Chính phủ nước này.
Các hãng xe Trung Quốc và Hàn Quốc đang rất hào hứng với kế hoạch triển khai sản xuất xe điện tại Thái Lan và Indonesia thì các hãng xe Nhật Bản đang gây thất vọng với giới chức của cả 2 nước này khi tỏ ra miễn cưỡng trong việc điện khí hóa ô tô.
Các nhận định cho biết, nếu các hãng xe Nhật Bản vẫn còn quá trông chờ vào xe sử dụng động cơ đốt trong khi nhận thấy sự thay đổi chậm chạp của Đông Nam Á sẽ khiến công ty mất đi lợi thế lớn hiện tại. Một minh chứng về việc Nhật Bản thua đối thủ Hàn Quốc và Trung Quốc tại khu vực này là các công ty sản xuất đồ da dụng và đồ điện tử đã chịu thất bại nặng nề trước đó.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Ninebot Q80C được tích hợp công nghệ mở khóa bằng NFC, có định vị GPS và có cả công nghệ kiểm soát lực kéo.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường xe điện Trung Quốc đang có sự cạnh tranh quyết liệt, hàng trăm doanh nghiệp bị khai tử trong 5 năm. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, không chỉ các công ty nội địa Trung Quốc mà cả các hãng xe quốc tế cũng nhào vào tranh giành thị phần.