Thị trường ô tô, - 11/10/2021 11:20 AM
Với chính sách khuyến khích mạnh tay cho các doanh nghiệp phát triển xe sử dụng năng lượng mới với tham vọng biến Trung Quốc trở thành cường quốc về xe hơi trong thời đại mới đã lộ ra một số hệ lụy.

Con số từ các đơn vị thống kê độc lập nước ngoài cho biết, hiện Trung Quốc có khoảng 846 hãng xe đăng ký kinh doanh và gần 1/3 số này là các công ty hoạt động sản xuất xe điện, xe lai hybrid hoặc sử dụng nhiên liệu hydro. Con số công ty hoạt động trong lĩnh vực này quá lớn tạo ra sản lượng xe điện trong năm 2020 đã tăng khoảng 5 triệu chiếc, gấp 4 lần so với doanh số xe điện tại nước này và dư thừa khoảng 50%.

Sản lượng dư thừa quá lớn đã khiến nhiều công ty phá sản khi không thể bán ra thị trường được sản phẩm nào. Theo Bloomberg thì trong 2 năm trở lại đây đã có ít nhất hơn 10 hãng sản xuất xe điện của Trung QUốc phá sản hoặc phải tái cơ cấu hoạt động.

Nhà máy của hãng Yinlong New Energy tại Nam Kinh vắng vẻ và không hoạt động - Ảnh: Bloomberg

Trường hợp điển hình mới nhất là Tập đoàn China Evergrande khi công ty này từ hoạt động chính là bất động sản đã bỏ ra hàng tỷ đô la để mua lại các công ty hoạt động trong lĩnh vực xe điện, thậm chí là mua cả các công ty mới khởi nghiệp. Evergrande đã để mua cổ phần trong các công nghệ ô tô nước ngoài cho hoạt động kinh doanh xe năng lượng mới của mình, bao gồm NEVS của Thụy Điển, e-Traction của Hà Lan và Protean của Anh. Evergrande còn thành lập một liên doanh riêng với Hofer AG của Đức, nhà phát triển hệ thống truyền động ô tô và công ty siêu xe Koenigsegg.

Gần đây, Evergrande NEV giới thiệu 6 mẫu ôtô điện nhưng đến nay chưa bán bất kỳ một chiếc xe nào. Sự kiện China Evergrande đứng bên bờ vực phá sản đã khiến giới tài chính toàn cầu rúng động vì quy mô nợ của tập đoàn này lên hơn hơn 300 tỷ USD, tương đương 2% GDP của Trung Quốc.

Ngoài China Evergrande thì còn có hãng Byton với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD với mục tiêu sản lượng xe điện hàng năm đạt 30.000 chiếc. Tuy nhiên đến nay nhà máy của Byton đã bị bỏ hoang và đóng cửa im lìm.

Nhà máy ô tô bỏ hoang của Byton tại Nam Kinh - Ảnh: Bloomberg.

Tình trạng tương tự xảy ra tại công ty Bordrin Motors khi trước dán một thông báo của tòa án cho biết công ty đã phá sản dù trước đó công ty có mục tiêu tham vọng sản lượng 700.000 xe điện một năm với ba nhà máy.

Một trong những điều tác động mạnh đến việc các công ty Trung Quốc đổ xô vào hoạt động sản xe năng lượng mới đó là chính sách khuyến khích của lãnh đạo nước này khi Chính quyền các địa phương đã hỗ trợ doanh nghiệp mở nhà máy bằng ưu đãi đất đai xây dựng nhà xưởng, vay ưu dãi và hứa hẹn mang lại việc làm.

Sự phát triển ồ ạt không có trật tự đã buộc Chính quyền Trung Ương Trung Quốc vào cuộc khi cuối năm 2020 đã yêu cầu các địa phương xem xét lại và báo cáo lại về quy mô hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ô tô. Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc - Xiao Yaqing cho biết “Chúng ta đang có quá nhiều công ty xe điện” và đang khuyến khích các công ty này sáp nhập lại với nhau đồng thời hãm phanh đối với hoạt động trong lĩnh vực này khi yêu cầu các địa phương không được cấp phép cho các dự án mới nếu chưa giải quyết vấn đề dư thừa sản xuất.

Bên cạnh những bất ổn thì ngành xe điện Trung Quốc cũng đang đạt được những thành tựu đáng kể với kiểu chính sách thả cửa cho phát triển ồ ạt và sau đó để sự chọn lọc từ thị trường quyết định. Đến nay Trung Quốc có 2 điểm sáng là công ty  Nio Inc. và Xpeng Inc. với doanh số đạt ngang ngửa người khổng lồ Tesla của Mỹ đồng thời cũng đang huy động được hàng tỷ USD vốn đầu tư mới.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.