BMW từ lâu đã được biết tới là tập đoàn đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào toàn bộ quy trình hoạt động của mình. Từ những chú người máy hay các hệ thống hỗ trợ vận động dành cho công nhân cho tới hệ thống camera 3D cực kỳ tinh vi có khả năng phát hiện những khiếm khuyết nhỏ nhất trên những chiếc xe của tập đoàn này. Đó là chưa kể hệ thống bao tay đột phá cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác.
Với sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, BMW cũng đã nhanh chóng ứng dụng thêm những công nghệ mới để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, không chỉ trong khâu sản xuất mà cả khía cạnh logistics. Và mới đây, tập đoàn xe hơi của Đức đã tung ra một đoạn clip hé lộ về những thứ đang ngày ngày làm việc bên trong nhà máy của họ. Đó là nơi mà con người và rô-bốt là những đồng nghiệp của nhau.
Với sự xuất hiện của người máy bốc vác, hệ thống vận chuyển tự động cho tới các hệ thống số hóa hiện đại dành cho chuỗi cung ứng khép kín, mọi thứ đều trở nên thân thiện và dễ sử dụng hơn. Ngoài ra, các công nhân tại đây cũng có thể điều khiển các quy trình logistics thông qua các thiết bị di động như điện thoại thông minh hay tablet. Họ cũng có thể sử dụng các ứng dụng thực tế ảo để lập kế hoạch cho tương lai. Mọi đột phá công nghệ mới nhất đều được BMW áp dụng, đồng thời tập đoàn này cũng bắt tay với nhiều trường đại học cùng start-up để luôn cập nhật các xu thế công nghệ một cách nhanh nhất.
Hiện tại, BMW đang hợp tác với khoảng 1800 nhà cung ứng, cung cấp tới 31 triệu linh phụ kiện tới 4000 địa điểm trên toàn thế giới. Và đồng bộ hóa một mạng lưới đồ sộ như vậy sẽ trở thành một thách thức không nhỏ nếu không có sự trợ giúp của các công nghệ phù hợp. Đó là lý do chính dẫn đến sự ra đời của Connected Supply Chain – một chương trình được tạo ra nhằm nâng cao hiệu quả và độ minh bạch cho chuỗi cung ứng. Chương trình này có khả năng cập nhật thông tin về vị trí các món hàng và thời gian vận chuyển cho các đơn vị quản lý vật liệu và các chuyên viên logistics cứ 15 phút một lần.
Một phần quan trọng trong chuỗi logistics tại các nhà máy của BMW hiện nay chính là hệ thống vận chuyển tự động công nghệ cao. Ở phía bên trong tòa nhà là các đoàn tàu kéo được lập trình để vận hành tự động hoàn toàn nhờ một ‘bộ não’ do BMW phát triển. Không những vậy, bộ não này còn có thể được điều chỉnh để tương thích với các đoàn tàu của những thương hiệu khác. Kết hợp với đó là những chiếc xe tải dẫn đường bằng laser có sức tải lên tới 30 tấn cùng hệ thống rô-bốt bốc vác tích hợp trí tuệ nhân tạo. Ở phía bên ngoài là đội ngũ người máy vận chuyển thông minh (STR) với những khối pin của BMW i3 có nhiệm vụ di chuyển các ‘container’ tới nơi cần đến.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Có rất nhiều loại pin được sử dụng cho ô tô điện và mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Và dưới đây là những loại công nghệ pin phổ biến nhất được trang bị cho xe điện từ ngày đầu đến nay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh của ô tô điện giúp tối ưu thời gian sạc ngày càng được quan tâm. Qua nhiều công đoạn cải tiến, công nghệ sạc siêu nhanh lần được các hãng xe cho ra đời.
Một loại công nghệ pin mới đang được nghiên cứu cho khả năng cung cấp điện gấp 7 lần so với pin Lithium-ion mà không cần kim loại hiếm nhưng vẫn cho khả năng vận hành xa hơn đáng kể.
Phía công ty GSM, đơn vị vận hành dịch vụ taxi, xe máy điện VinFast, cũng đã đăng thông tin tuyển gấp 500 tài xế xe máy điện.