Dưới sự bảo trợ của Chính phủ, hàng loạt cái tên xe trên thị trường Trung Quốc ào ạt ra đời với nhiều nhà sản xuất xe khác nhau. Thống kê đến cuối năm 2020, số lượng mẫu xe điện tại Trung Quốc là 138 mẫu, gấp đôi thị trường Châu Âu (60 mẫu) và gấp 8 lần Mỹ (17 mẫu).
Sự khuyến khích của Chính phủ Trung Quốc là tác nhân lớn nhất đưa thị trường này phát triển bùng nổ. Từ việc đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập, trợ giá cho người mua xe cho đến xây dựng mạng lưới trạm sạc. Các con số ước tính Trung Quốc đã đầu tư khoảng 50 tỷ USD cho các chương trình này để phát triển xe điện.
Sự hỗ trợ đó vẫn chưa dừng lại khi họ đang có ý định gia hạn tiếp chương trình trợ giá vốn kết thúc vào năm 2022 theo kế hoạch ban đầu để tiếp tục thúc đẩy tiếp thị trường nội địa.
Với các chương trình khuyến khích đó, giá ô tô của các hãng xe Trung Quốc rẻ và chỉ bằng một nửa so với mức giá trung bình ở Châu Âu và Mỹ. Con số cho biết, giá bán lẻ xe điện bình quân (không tính bất kỳ chương trình khuyến mãi nào) ở Trung Quốc chỉ là 28.895 USD trong khi ở Mỹ là 55.233 USD và Châu Âu là 48.080 USD.
Với những ưu đãi đó, kể từ năm 2016 đến nay thì Trung Quốc là thị trường tiêu thụ xe điện phát triển nhanh nhất và lớn nhất thế giới. Có nhiều yếu tố cấu thành nhưng cơ bản vẫn là chính sách khuyến khích cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất giúp Trung Quốc đạt được thành tựu này trong vòng một thập kỷ.
Thêm vào đó, ngành công nghiệp phụ trợ của nước này cũng phát triển chóng mặt và hiện tại họ có hàng loạt tên tuổi đứng đầu thế giới về sản xuất, gia công pin xe điện như CATL, BYD…
Giá xe điện chỉ bằng ½ so với 2 thị trường tiên tiến là Châu Âu và Mỹ đã giúp doanh số xe điện tại Trung Quốc bùng nổ.
Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng của người dân Trung Quốc cũng góp phần lớn vào thành công của các hãng xe nội địa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mua xe điện ở Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ số được lắp đặt trên ô tô thay vì chú ý đến các công nghệ an toàn.
Với sẵn sự phát triển của các hãng điện thoại khi chiếm tới 25% doanh số điện thoại thông minh trên toàn thế giới cùng sự phối hợp với các hãng ô tô cũng giúp thúc đẩy doanh số xe điện.
Khảo sát người tiêu dùng Trung Quốc của hãng JATO cho thấy, 1/3 muốn chiếc xe hơi phải có kết nối các công nghệ số hiện đại, các dịch vụ phải liền mạch giữa các ứng dụng trên điện thoại với xe hơi.
Khách hàng Châu Âu quan tâm đến thương hiệu nhà sản xuất, ý thức môi trường và độ an toàn của xe, trong khi người tiêu dùng Trung Quốc không quá quan tâm đến thương hiệu mà họ cần có kết nối điện thoại thông minh và có công nghệ cao. Đó chính là lý do mà trước khi đại dịch Covid diễn ra đã có 400 công ty ở Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực xe điện.
Sự quan tâm của khách hàng Châu Âu và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau.
Thực trạng này ở Trung Quốc giống như kiểu giống như là hình thức một gia đình sinh rất nhiều con và nuôi chúng ăn học một cách kỳ công để biến thành những ông chủ. Hiện tại, trong hàng loạt các hãng xe khai sinh ở Trung Quốc thì cũng đã có những tên tuổi thiết lập được phần nào vị thế ở Châu Âu như: MG của SAIC Motor với mẫu xe ZS bán chạy thứ 4 ở Anh sau Model 3, Nissan LEAF và Jaguar I-Pace; Hãng BYD hiện là là nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc và thứ 2 thế giới và đang tham gia vào mảng xe bus chạy điện ở Châu Âu; Geely Holding tiếp cận Châu Âu bằng việc mua lại các thương hiệu lâu đời bao gồm Volvo và Lotus; Ngoài ra còn có hãng NIO, AIWAYS, CAMEL Group cũng là những cái tên nổi trội trên thị trường toàn cầu.
Sự phát triển chóng mặt của các hãng xe điện Trung Quốc dưới sự bảo trợ của Chính phủ đang khiến các ông lớn khác phải nghi ngại, Chính phủ các nước cũng đang rốt ráo tung các gói hỗ trợ cho hạ tầng phục vụ xe điện tránh đi các áp lực của các công ty Trung Quốc.
Làn sóng ô tô điện Trung Quốc bắt đầu tràn về Việt Nam với các mẫu xe cỡ nhỏ. Sau Wuling Hongguang Mini EV, một mẫu ô tô điện cỡ nhỏ khác cũng theo chân về Việt Nam nhưng không rõ nhãn hiệu.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Ninebot Q80C được tích hợp công nghệ mở khóa bằng NFC, có định vị GPS và có cả công nghệ kiểm soát lực kéo.
Đối thủ nặng ký của Tesla xác nhận rằng Việt Nam sẽ trở thành một trong những địa điểm sản xuất xe điện của hãng tại Đông Nam Á.
Thị trường xe điện Trung Quốc đang có sự cạnh tranh quyết liệt, hàng trăm doanh nghiệp bị khai tử trong 5 năm. Sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, không chỉ các công ty nội địa Trung Quốc mà cả các hãng xe quốc tế cũng nhào vào tranh giành thị phần.