Theo đó, nhóm thượng nghị sĩ bao gồm Mark Kelly, John Cornyn, Mark Warner và Tom Cotton trong tuần tới sẽ công bố một thỏa thuận tài trợ trị giá 52 tỉ USD để thúc đẩy việc sản xuất và nghiên cứu chip bán dẫn của Mỹ trong vòng 5 năm tới.
Động thái này nhằm giúp ngành công nghiệp ô tô và các ngành khác của Mỹ giảm sự ảnh hưởng từ Trung Quốc khi nước này tăng tốc sản xuất và thâu tóm chất bán dẫn sản xuất chip sau khi khống chế được Covid 19 và đẩy mạnh sản xuất trở lại.
Rắc rối bắt nguồn từ đầu năm ngoái khi dịch Covid 19 lan rộng khiến các nhà sản xuất chip trên khắp thế giới thu hẹp sản xuất nhưng Trung Quốc khống chế sớm được đại dịch và đẩy mạnh nhập khẩu vi mạch. Thống kê cho biết, trong quý đầu năm nay, tổng nhập khẩu vi mạch (IC) của Trung Quốc đạt 155,6 tỉ đơn vị, trị giá 93,6 tỉ USD, tăng 33,6% so với một năm trước.
Khi tình hình dịch tại Mỹ dịu bớt là lúc đưa sản xuất trở lại thì đối mặt với tình trạng thiếu chất bán dẫn. Lãnh đạo đảng Dân chủ là thượng nghị sĩ Chuck Schumer, cho biết Thượng viện sẽ thông qua dự luật công nghệ nhằm "đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, đảm bảo rằng Trung Quốc phải trả giá cho những hành động thao túng thị trường chất bán dẫn, thúc đẩy sản xuất tiên tiến, đổi mới các chuỗi cung ứng quan trọng”.
Tổng thống Joe Biden cũng ủng hộ và kêu gọi 50 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn.
Nỗ lực này của Mỹ được đưa ra sau khi có thông kê rằng ngành sản xuất chất bán dẫn của Mỹ thụt lùi nghiêm trọng, nếu như vào năm 1990 Mỹ chiếm 37% sản lượng sản xuất chất bán dẫn toàn cầu thì ngày nay con số này chỉ còn 12%.
Bước đi này của Mỹ cũng nhằm nhanh chóng đối phó với Trung Quốc khi báo cáo chỉ ra rằng, “Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư 150 tỉ USD vào sản xuất chất bán dẫn để kiểm soát công nghệ quan trọng này”.
(Theo Reuters)
Dù đại dịch COVID-19 đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng Subaru vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu chất bán dẫn và buộc phải tạm ngừng sản xuất.
Sau đại dịch và thiếu chip toàn cầu, tình hình Ukraine đang gây ra cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng thứ ba cho các hãng xe. Nhằm cải thiện doanh số kinh doanh trong bối cảnh sản lượng ô tô sụt giảm, Ford đang tính đến việc bán ô tô thiếu chip và một số tính năng ra thị trường, nhưng sẽ không loại trừ bất kỳ tính năng an toàn nào.
Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp cộng thêm khủng hoảng vật liệu bán dẫn đang diễn ra khắp thế giới nhưng Lamborghini vẫn có một năm đầy thành công về mặt doanh số khi có đến hơn 8.000 xe được bán ra trong năm 2021.
Trong những năm gần đây, khách hàng đặt xe mới kể cả nhập khẩu hay lắp ráp đều phải chờ đợi một khoảng thời gian tương đối dài, khoảng từ 1 tháng với xe lắp ráp và từ 6 tháng đến 1 năm với xe nhập nguyên chiếc. Vậy điều gì khiến khách hàng phải chờ đợi lâu đến vậy mới có thể nhận được chiếc xe của mình.
Thiếu chíp khiến nhiều hãng ô tô phải tạm ngưng sản xuất và khiến giá xe ô tô đã qua sử dụng tăng mạnh trở lại trong thời gian gần đây.