Con người đi từ những bộ radio khổng lồ với những cục pin nặng nề trên xe cho đến việc mất hàng giờ, hàng ngày hay cả tháng để ghi lại một danh sách các bài hát yêu thích trên băng từ, một chồng dày các đĩa CD để chuẩn bị cho các chuyến đi xa.
Đến nay, giải trí của con người trên ô tô đã không còn giới hạn nào với dịch vụ phát trực tuyến, radio internet và podcast…
Khởi đầu
Sự khởi đầu về giải trí trên ô tô bắt đầu từ Lee de Forest, sinh năm 1873 và được biết đến như là 'cha đẻ của radio', Lee de Forest đã mang đến hội chợ thế giới năm 1904 ở St.Louis một chiếc ô tô được trang bị radio.
Sự ra mắt là ấn tượng nhưng nó dần đi vào quên lãng khi thiếu thốn nguồn phát.
Lee de Forest là một nhà phát minh nắm giữ nhiều bằng sáng chế về công nghệ phát thanh, truyền hình và điện ảnh.
Khoảng thời gian dành cho radio
Sau sáng kiến của Lee de Forest, công nghệ giải trí trên ô tô im ắng cho đến năm 1922 với nỗ lực đưa đài radio vào xe hơi của Chevrolet. Kể từ đây, nền móng phát triển công nghệ giải trí trên ô tô bắt đầu phát triển và song hành cùng với sự phát triển của hệ truyền dẫn vô tuyến điều biến biên độ (AM).
Loại hình phát sóng AM này đã thống trị trong 30 năm tiếp theo và được gọi là thời đại vàng của công nghệ phát thanh cho đến khi truyền hình phổ biến vào năm 1950. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của phát thanh FM và phát thanh kỹ thuật số đã đánh bật dần AM.
Trở lại với ô tô, hệ thống giải trí được tích hợp chưa có sự đột biến nào đáng kể khi mà giá thành lắp một bộ giải trí có khi chiếm đến gần 1 nửa giá trị chiếc xe. Chevrolet đã cung cấp đơn vị lắp đặt tại nhà máy đầu tiên tại Hoa Kỳ với kiểu đài Westinghouse nhưng nó có giá đến 200 đô la trong khi chiếc xe hơi chỉ là 525 đô la, một sự xa xỉ khó chấp nhận.
Giá trị nó mang lại không có nhiều khi mà gặp tình trạng nhiễu sóng mạnh từ việc bugi xe đánh lửa và bộ phát loa ngoài không có dẫn đến chất lượng âm thanh thực sự gặp thảm họa. Ngoài ra nó còn gây cồng kềnh khi xe có gắn một bộ ăng ten phủ kín toàn bộ mui xe.
Thời kỳ vàng son của Radio
Bước tiến nhảy vọt vào năm 1930 đối với công nghệ giải trí trên ô tô khi mà Paul và Joseph Galvin – hai người sở hữu một công ty điện tử chuyên sản xuất bộ khử nhiễu sóng cho radio. Cặp đôi đã gặp William Lear và Elmer Waiding để hoàn thiện đài phát thanh trên xe hơi.
Sự hợp tác đã có hiệu quả và nhóm này lên kế hoạch nghiên cứu và lắp đặt một đài phát thanh trên xe hơi với giá rẻ và hàng loạt.
Radio nhanh chóng trở thành lựa chọn thông thường trên xe hơi. Đầu tiên là sự xuất hiện trên các mẫu xe Chrysler mới. Ở phía bên kia Đại Tây Dương, các nhà sản xuất của Anh cũng nhanh chóng phát triển loại hình giải trí này. Đến năm 1933, Ford đã tạo bảng điều khiển vô tuyến với các nút bấm tạo ra sự thuận lợi hơn trong điều khiển.
Đây được cho là 'thời kỳ hoàng kim' của radio với những người lái xe ô tô có thể tự do sử dụng các đường truyền tại nhà và trên xe hơi. Đến năm 1946, một số tư liệu cho rằng đã có khoảng 9 triệu người lái xe lắp bộ thu trong ô tô.
Nâng cao chất lượng âm thanh
Đài AM vẫn là công nghệ phát radio tiêu chuẩn trong suốt nhiều năm nhưng đến khi FM phát triển đã đặt ra một tiêu chuẩn giải trí mới tốt hơn về âm thanh đó là Hi Fi hay còn gọi là âm thanh trung thực. FM được tích hợp cùng với AM vào năm 1952 khi Blaupunkt giới thiệu bộ thu AM/FM trên ô tô đầu tiên.
Một năm sau, Becker ra mắt chiếc radio cao cấp đầu tiên trong xe hơi và được gọi là Mexico, thiết bị đầu có các băng tần AM và FM và chức năng dò đài hoàn toàn tự động.
Máy cassette
Cả Becker và Philips gần như đều tạo ra máy cassette trong xe hơi gần như sát thời điểm với nhau vào các năm 1968 và 1969. Đây là cho là thiết bị nghe nhạc di động hoàn hảo gắn với hệ thống âm thanh nổi (Stereo).
Những chiếc băng cassette đủ nhỏ để cất gọn gàng trong ô tô và đủ rẻ để mua với số lượng lớn. Tính đến năm 1988, thống kê cho biết đã có khoảng 3 tỷ băng cassette được sản xuất.
Thời kỳ của đầu đĩa CD
Sự tồn tại của máy nghe nhạc cassette tồn tại đến năm 1984 bắt đầu thoái trào khi Pioneer giới thiệu đầu đĩa CD trên xe hơi đầu tiên trên thế giới. Trước đó có một cuộc tranh cãi khi Sony cho rằng mình mới chính là nhà phát minh ra đầu đĩa CD.
Mercedes-Benz trở thành nhà sản xuất đầu tiên đưa đầu đĩa CD vào danh sách tùy chọn vào năm 1985.
Đầu đĩa CD đã đánh bật máy cassette trên xe hơi và kết thúc kỷ nguyên băng cassette vào cuối năm 1990 và mẫu xe cuối cùng còn sử dụng băng cassette là Lexus SC430 năm 2010 với đầu đĩa tích hợp cassette.
Giải trí âm nhạc bằng MP3
Với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, đầu đĩa CD cũng nhanh chóng lụi tàn khi gặp sự đe dọa từ các loại máy nghe nhạc cỡ nhỏ và đặc biệt là máy nghe nhạc MP3. Sự kết thúc của đầu đĩa CD đến vào năm 2001 khi Apple ra mắt iPod và người tiêu dùng không còn cảm thấy thoải mái với một đống đĩa CD bề bộn trong các ngăn chứa trên ô tô.
Giải trí trực tuyến
Thời đại nghe nhạc MP3 và các loại máy cỡ nhỏ cũng nhanh chóng lụi tàn khi hình thức trực tuyến ra đời với hàng loạt hình thức như USB, đài internet, podcast, Spotify, Apple Carplay, Android Auto và hơn thế nữa.
Công nghệ giải trí tiên tiến trên xe hơi cũng dần được “bình dân hóa” khi nó đã bắt đầu là những trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết các mẫu xe của các nhà sản xuất ô tô.
Giờ đây, không còn chỉ là nghe nhạc mà công nghệ giải trí có thể giúp bạn xem phim trực tuyến hay điều khiển nhiều thiết bị ngay trên ô tô với sự bùng phát mạnh mẽ của internet và các giải pháp dữ liệu tiên tiến.
Hãng xe sang Mercedes-Benz chuẩn bị thay thế hệ thống thông tin giải trí trứ danh MBUX của mình bằng một hệ thống mới và có thể sự thay thế này sẽ bắt đầu từ các nền tảng xe nhỏ gọn thế hệ tiếp theo.
Hệ thống thông tin giải trí mới được Toyota giới thiệu trên mẫu bán tải cỡ lớn Tundra sẽ được hãng xe này mang lên tất cả các mẫu xe khác trong tương lai.
Hãng xe siêu sang Bentley muốn tiếp tục gia tăng giá trị của mình khi trang bị hệ thống giải trí cho hàng ghế sau với tên gọi Bentley Rear Entertainment và sẽ có sẵn trên 2 mẫu Bentayga và Flying Spur.
Ford Edge 2021 đã chính thức ra mắt sau một thời gian dài, tập trung chủ yếu vào nâng cấp trang bị bên trong khoang cabin.
Mới đây, Ford đã hé lộ một vài chi tiết về hệ thống thông tin giải trí SYNC 4 với nhiều cải tiến so với SYNC 3.