Cuộc chạy đua về công nghệ của các hãng ô tô đang ngày càng quyết liệt và năm 2016 sẽ chứng kiến nhiều ứng dụng lần đầu tiên được sử dụng trên những mẫu xe hiện đại nhất. Tạp chí Forbes đã điểm qua 5 công nghệ tiên tiến sẽ góp phần thay đổi ngành công nghiệp ô tô trong tương lai gần.
Xe điện “phổ thông” chạy 200 dặm (322 kilômét) cho mỗi lần sạc
Thời điểm năm 2008, hãng ô tô điện đến từ nước Mỹ Tesla đã trình làng một chiếc xe chạy điện mang tên Roadster, dựa trên nền tảng của Lotus Elise, một mẫu xe đến từ nước Anh. Điều đặc biệt của chiếc xe này là phạm vi hoạt động lên đến 200 dặm, tương đương hơn 320 kilômét. Đến năm 2012, Tesla Model S có thể hoạt động với phạm vi còn lớn hơn. Tuy nhiên, với mức giá cao nhất của mẫu xe điện hạng sang đầu bản của Tesla có thể lên đến 100.000 USD được cho là khá đắt.
Trong khi đó, trước khi năm 2016 khép lại, hãng Chevrolet cho biết sẽ giới thiệu mẫu xe chạy điện hoàn toàn Bolt EV có phạm vi hoạt động 200 dặm cho mỗi lần sạc với giá rẻ hơn nhiều, từ 37.000 USD. Với chiếc xe điện giá rẻ có khả năng hoạt động rộng như vậy sẽ giúp giảm áp ực về tổng chi phí xây dựng các trạm sạc điện. Đồng thời, nếu Chevrolet Bolt EV mang lại thành công cho nhà sản xuất, những đối thủ của nó như Nissan Leaf hay Tesla Model 3 cũng sẽ phải cải tiến để không thua cuộc trong thị trường xe chạy điện hiện nay và tương lai.
Công nghệ bán tự động Cadillac Super Controll
General Motors dự kiến trình làng công nghệ “siêu kiểm soát” Super Controll trên các mẫu xe hạng sang Cadillac trong năm nay.
Về cơ bản, chiếc xe được trang bị công nghệ này có khả năng điều chỉnh làn đường, kiểm soát tốc độ trên đường cao tốc hay thành thị, giữ khoảng cách an toàn so với xe phía trước, chủ động kích hoạt hệ thống phanh khi cần thiết. Tính năng này có nhiều điểm tương đồng với hệ thống hỗ trợ lái bán tự động Steering Assist Semi-Autonomous System mà Mercedes-Benz đang sử dụng. Tất cả nhờ vào những thông tin được thu thập từ cảm biến, radar hay hệ thống định vị toàn cầu GPS... có trên xe. Những dữ liệu này được phân tích, xử lý bằng những thuật toán phức tạp để “tự động” điều khiển xe hoặc phát ra cảnh báo cho người lái. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết xấu hoặc giao thông phức tạp, con người vẫn là chủ thể xử lý chính.
Hệ thống tương tác V2V
Tại Hội nghị Quốc tế về hệ thống giao thông thông minh (ITS World Congress) diễn ra tại Mỹ vào năm 2014, CEO của GM, bà Mary Barra cho biết sẽ áp dụng công nghệ tương tác vehicle-to-vehicle (V2V) cho dòng xe đầu tiên là Cadillac CTS trong năm 2016.
Hãng này cùng những đối tác cung ứng linh kiện và sản xuất chip đã làm việc với nhau để nghiên cứu và phát triển hệ thống trên. Những chiếc xe được trang bị hệ thống V2V sẽ gửi và nhận tín hiệu với nhau về khoảng cách, tốc độ, vị trí hay hướng di chuyển để cảnh báo va chạm có thể xảy ra hoặc hệ thống phanh tự làm việc khi cần thiết.
Hệ thống Turbo tăng áp điện
Trong nhiều năm qua, việc thu nhỏ động cơ kết hợp cùng hệ thống tăng áp và phun nhiên liệu trực tiếp là giải pháp quan trọng mang tính chiến lược của các hãng xe để đạt được hai yếu tố, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu khí thải ra môi trường. Nhưng nhược điểm của hệ thống tăng áp truyền thống sử dụng khí xả của xe để tăng áp là độ trễ của động cơ, tức phản ứng từ lúc nhấn chân ga đến khi động cơ nhận được khí tăng áp từ turbo để tăng tốc.
Trong khi đó, đối với Turbo tăng áp điện, hệ thống hoạt động mà không phải phụ thuộc vào dòng khí thoát ra của quá trình đốt cháy nhiên liệu. Nhờ vào một motor điện chủ động cung cấp động năng cho bộ phận nén khí để đáp ứng kịp thời khí nạp khi xe cần tăng tốc. Theo các chuyên gia, với hệ thống tăng áp điện được nghiên cứu thành công và ứng dụng trong thời gian tới, độ trễ ga sẽ được khắc phục, đồng thời gia tăng hiệu suất động cơ cũng như tiết kiệm nhiên liệu hơn. Audi cùng hãng mẹ Volkswagen đang tích cực phát triển hệ thống tăng áp này và cho biết sẽ sử dụng trên những chiếc xe của thương hiệu bốn vòng tròn nhưng chưa “điểm mặt” cụ thể mẫu xe nào.
Hệ thống điện 48V trên ô tô
Đã sáu thập kỷ trôi qua kể từ lần cuối cùng ngành công nghiệp ô tô tăng hệ thống điện từ 6V lên 12V được sử dụng phổ biến trên các dòng ô tô con như hiện nay. Tuy nhiên, với việc phát triển ngày càng nhiều các tính năng được sử dụng trên ô tô để mang lại trải nghiệm thoải mái và tiện nghi nhất đặt ra vấn đề cần một hệ thống điện năng cao hơn nhưng không làm giảm đi hiệu suất vận hành của xe.
Trong tương lai, khi công nghệ xe bán tự động và tự động cần nhiều hơn những trang bị công nghệ cao, hệ thống điện 48V có thể giải quyết được vấn đề đó. Audi cũng là hãng xe đang phát triển hệ thống này và sẽ ứng dụng trên những mẫu xe của mình trong năm nay.
Dù đã tuyên bố ý định đầu tư vào thị trường ô tô điện tự hành vào năm 2021, tới nay Xiaomi mới công bố những thông tin và hình ảnh về sản phẩm này.
Có rất nhiều loại pin được sử dụng cho ô tô điện và mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Và dưới đây là những loại công nghệ pin phổ biến nhất được trang bị cho xe điện từ ngày đầu đến nay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc siêu nhanh của ô tô điện giúp tối ưu thời gian sạc ngày càng được quan tâm. Qua nhiều công đoạn cải tiến, công nghệ sạc siêu nhanh lần được các hãng xe cho ra đời.
Một loại công nghệ pin mới đang được nghiên cứu cho khả năng cung cấp điện gấp 7 lần so với pin Lithium-ion mà không cần kim loại hiếm nhưng vẫn cho khả năng vận hành xa hơn đáng kể.
Phía công ty GSM, đơn vị vận hành dịch vụ taxi, xe máy điện VinFast, cũng đã đăng thông tin tuyển gấp 500 tài xế xe máy điện.