Hệ thống cảnh báo điểm mù trên ô tô - Blind Spot Monitor (BSM), được ‘khơi nguồn’ trong báo cáo gửi cho Hiệp hội Kỹ sư ô tô S.A.E năm 1995, thuộc ý tưởng của George Platzer. Sở dĩ ông đã nghiên cứu và đưa ra ý tưởng này là khi ông nhận ra sự bất cập ở các trung tâm đào tạo lái xe – theo ông ‘ở đây họ không hướng dẫn cho học viên cách nhận biết điểm mù và các giải pháp để hạn chế điểm mù như điều chỉnh vị trí ghế và gương chiếu hậu…’
Được biết, sau khi công nghệ này được nghiên cứu và phát triển thành công bới Platzer, ông đã trang bị trên các dòng sản phẩm của tập đoàn thương hiệu Mỹ - Ford Motor như Lincoln hay Mazda. Hiện tại công nghệ này được chia thành 2 loại chính: cảnh báo thụ động và chủ động.
Cảnh báo thụ động: đây được cho là phương pháp ‘đại trà’ thường được áp dụng trên các mẫu xe bình dân, với giải pháp như trang bị một gương phụ - gương cầu lồi tại vị trí góc của cụm gương chiếu hậu chính. Ngoài ra, các hãng xe cũng cố gắng giảm thiểu tối đa điểm mù bằng giải pháp thiết kế trụ A ‘mỏng’ lại, hay đặt hệ thống âm thanh và gương chiếu hậu tách rời khởi vị trí trụ A…
Cảnh báo chủ động: công nghệ này hoạt động nhờ vào một hệ thống ‘giám sát’ có thể chia thành 3 thành phần – hệ thống thu nhận: radar, camera hay nút cảm biến; hệ thống xử lý và hệ thống cảnh báo người điều khiển. Với hệ thống thu nhận chúng thường được nhà sản xuất tích hợp ở cụm đèn hậu (Ford F-150), gương chiếu hậu hay toàn bộ thân xe. Đối với hệ thống cảnh báo, đây được coi là ‘chữ ký’ để phân hạng rõ hơn khi được trang bị trên các dòng xe, cụ thể với những mẫu xe bình dân – hệ thống hoạt động cảnh báo bằng tín hiệu âm thanh hay đèn; với dòng xe cao cấp – hệ thống này có thể can thiệp vào hệ thống lái như rung vô-lăng, phanh tự động hay phát tín hiệu cảnh báo với cả phương tiện xung quanh.
So với thời điểm trước đây, ngày nay các hãng xe đang lao vào ‘cuộc chạy đua trang bị’ do đó các công nghệ ‘đắt tiền’ dần được phổ cập trên tất cả phân khúc xe ô tô. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam đây được ví như ‘con dao 2 lưỡi’ bởi khả năng thích nghi ‘hóa’ hoặc do tình trạng giao thông ‘có 102’ của nước ta đã biến những công nghệ này từ rất hữu ích trở nên phiền toái.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể phủ nhận những lợi ích và thành quả của công nghệ này mang lại trong hiện tại. Bỏ qua những vấn đề tại Việt Nam, trong tương lai gần có thể những công nghệ mới – điển hình là cảnh báo điểm mù, sẽ là trang bị tiêu chuẩn trên các dòng xe.
Ngoài hệ thống cảnh báo chống va chạm, Honda thậm chí còn trang bị cho xe máy cả thiết bị hỗ trợ giữ làn đường vào năm 2027.
Christopher Wray - Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ đã đưa ra những cảnh báo đầy sức nặng về một chiến lược nguy hiểm từ Trung Quốc.
Sau thị trường Philippines, thì mới đây hãng xe Nhật – Toyota đã chính thức giới thiệu các phiên bản nâng cấp của mẫu xe Avanza 2019 tại Malaysia. Trên thế hệ mới, xe có nét thiết kế hoàn toàn đột phá và bổ sung nhiều công nghệ hiện đại.
Volvo đang chuẩn bị để ra mắt các công nghệ an toàn mới dành cho những chiếc xe của hãng này tại châu Âu.
Phụ huynh lái xe có thể yên tâm hơn khi giờ đây thiết bị cảnh báo để quên con nhỏ trên ô tô vừa được thương mại hóa. Chi phí cho thiết bị này rất rẻ, chỉ 200 USD (khoảng 4,66 triệu đồng)