Đây là loại tàu không phát khí thải chạy bằng Hydrogen đầu tiên do Tập đoàn Groupe BPCE tài trợ trong chuyến đi vòng quanh thế giới quảng bá cho quá trình chuyển đổi sinh thái. Energy Observer mang thông điệp về nhu cầu cấp bách trong vấn đề bảo tồn trái đất.
Cuộc phiêu lưu của nó là một hành trình dài vòng quanh thế giới gặp gỡ những thủ lĩnh tiên phong đã tái định nghĩa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và năng lượng để nỗ lực vì một cuộc sống bền vững.
Trong suốt hành trình này thì Việt Nam là một trong những điểm dừng chân cuối cùng trên chuyến đi của Energy Observer ở Đông Nam Á, sau một sự kiện lớn ở Singapore quy tụ con tàu và làng triển lãm giáo dục, và một chặng đường kéo dài nhiều tuần lễ ở Thái Lan để ghi lại những thách thức đối với quá trình chuyển đổi năng lượng và sinh thái của đất nước này.
Đáng chú ý, tập đoàn Toyota toàn cầu và một số đối tác khác đã đồng hành cùng dự án này với mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua những đóng góp bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững cũng như đẩy mạnh tuyên truyền cộng đồng về những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu, ô nhiễm,….
Tàu Energy Observer đã bắt đầu hành trình từ năm 2019, đã đi qua hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2024 sau khi thử nghiệm, thu thập đủ thông tin. Ngoài ra mục đích của chuyến đi là để quảng bá, giới thiệu về một phương tiện du lịch thân thiện với môi trường.
Energy Observer có chiều dài 30m, chiều ngang 12m, tốc độ tối đa có thể lên đến 14 hải lý/giờ. Tàu có thể chạy bằng năng lượng mặt trời, năng lượng nước và cũng có thể căng buồm lên để chạy. Với sức chứa khoảng 10 người nhưng tại thời điểm ghé thăm Việt Nam chỉ có 6 người gồm thuyền trưởng, kỹ sư, thợ máy, tàu còn có những chuyên gia, nhà báo về môi trường với nhiệm vụ thu thập tư liệu trong chuyến đi để đưa ra những chiến lược lớn trong tương lai gần.
Theo lời giới thiệu, trên tàu có hơn 200 tấm pin năng lượng mặt trời lắp phía trên mặt sàn của tàu được cung cấp bởi một công ty ở Ý có thiết kế để con người có thể đi lại thoải mái trên đó. Trong quá trình chạy thử nghiệm, nếu có phát hiện lỗi từ những tấm pin, những thuyền viên có thể ghi nhận và báo lại cho phía công ty cung cấp để được khắc phục và hoàn thiện.
Khi gặp thời tiết không đảm bảo cho tàu vận hành bằng năng lượng mặt trời, thì hệ thống lọc nước sẽ hoạt động. Theo đó, nước biển sẽ được bơm vào hệ thống lọc được thiết kế dọc 2 bên thân tàu, sau vài lần lọc, sẽ trở thành một nguồn năng lượng có thể vận hành tàu, nếu số lần lọc đủ, có thể trở thành nguồn nước có thể uống được.
Ngoài ra, còn có hệ thống cánh buồm gắn vào hai cột cao ở hai bên tàu, hệ thống cánh buồm này cũng có thể giúp cho tàu vận hành khi 2 hệ thống năng lượng kia bị sự cố.
Đáng chú ý hệ thống pin nhiên liệu dành riêng cho hàng hải được Trung tâm Kỹ thuật Toyota Châu Âu phát triển chỉ trong vòng bảy tháng. Để đảm bảo tính tương thích, mô-đun pin nhiên liệu Toyota đã được thử nghiệm với Energy Observer.
Energy Observer được thiết lập để được hưởng lợi từ hệ thống pin nhiên liệu hàng hải Toyota có khả năng cung cấp nhiều năng lượng, hiệu quả và độ tin cậy hơn khi lộ trình tham quan của nó bao gồm băng qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Một số hình ảnh được cho là thiết kế của mẫu Toyota Fortuner 2024 mới, tuy nhiên không có nhiều sự đột phá chủ yếu là chịu ảnh hưởng nhiều từ các đàn anh khác.
Với nhiều yếu tố như gầm cao, nhỏ gọn, thực dụng, thiết kế ổn cùng mức giá hợp lý thì khả năng cao Kia Sonet, VinFast VF5 và Toyota Raize sẽ mất khá nhiều khách hàng nếu Hyundai Exter về Việt Nam.
Sau thời gian trầm lắng vì không có tính mới thì gần đây các tư vấn bán hàng của Toyota chào mời đặt cọc mẫu Innova thế hệ mới, đáng chú ý có cả phiên bản hybrid.
Sau khi ra mắt bản nâng cấp tại thị trường Thái Lan thì một số tư vấn bán hàng cho biết Toyota Corolla Altis 2023 cũng sẽ nhận bản cập nhật này với một số thay đổi về tính năng.
Sau khi chính sách ưu đãi lệ phí trước bạ có hiệu lực, kết quả kinh doanh của thị trường ô tô trong tháng 6 đã có những chuyển biến mang tính tích cực, tuy nhiên vẫn chưa mạnh như những lần áp dụng trước.