Theo nhiều nguồn tài liệu, golf ra đời vào khoảng thế kỷ 15, tại Scotland. Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, đến nay golf là bộ môn thể thao thu hút đông đảo người chơi trên toàn thế giới và con số người hâm mộ không ngừng tăng lên.
Ngoài những câu chuyện về kỹ thuật, điểm số, những huyền thoại làng golf, người ta vẫn thường xuyên tìm hiểu những sân golf có bề dày lịch sử. Từ đó, khám phá những nét đặc trưng trong xây dựng và thiết kế sân golf trên thế giới theo thời gian và tiếp thêm tình yêu, đam mê của bộ môn thể thao xanh này.
Từ lâu, golf không chỉ được biết đến bởi những điều luật khắt khe, kỹ thuật đặc biệt mà còn có thiết kế sân công phu, ấn tượng. Và những sân golf đầu tiên trên thế giới đến nay vẫn còn tồn tại, trở thành một phần linh hồn, một nét đẹp của golf.
Sân golf St Andrews Old Course (Scotland)
St Andrews Old Course được xây dựng vào năm 1400 tại Scotland, nơi được xem là quê hương của golf và cũng là nơi ra đời bộ luật golf cổ nhất thế giới. Không chỉ chờ đến khi đặt chân đến sân golf bạn mới chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sân golf lâu đời. Để đến sân golf, bạn sẽ len lỏi trong những con đường nhỏ, vượt qua những cánh đồng lúa mì, và cánh đồng cỏ xanh ngắt. Đi hết những con đường đó, sân golf mở ra trước mắt bạn với vẻ đẹp cổ điển.
Điểm đặc biệt của sân golf này đó chính là fairway và green nối liền giữa hố 1 và hố 18. Ngăn cách bởi một cây cầu đá, nơi in dấu chân của các tay golf hàng đầu thế giới.
Sân đánh golf này là thu hút các tay golf nổi tiếng, các chính trị gia, các tỷ phú hàng đầu thế giới. Ngoài ra, sân golf còn thường xuyên tổ chức các giải golf trong đó The Open Championship giải golf lâu đời nhất lịch sử.
St Andrews Links là cụm sân golf gồm 7 sân được thiết kế theo dạng “links Course”, gồm có Old Course, The Castle Course, New Course, Jubilee Course, Eden Course, Strathtyrum Course, và Balgove Course.
Sân chơi golf với 464 năm tuổi này có 2 thử thách nổi bật đó chính là gió và bunker. Mặt sân và điều kiện fairway của sân rất phù hợp cho những trận đấu đỉnh cao, phần cỏ rough (phần ngoài green và fairway) ở hầu hết các sân tại Scotland thường để tự nhiên, nên mỗi khi vị trí bóng nằm ngoài fairway, bạn phải tính toán đến giải pháp phòng thủ hơn là tấn công cờ.
Sân golf Royal County Down (Ireland)
Sân golf này ra đời năm 1889 tại Newcastle, phía Bắc Ireland. Với thiết kế sân 18 lỗ và rộng 7.200 yards luôn thách thức các tay golf ở mọi trình độ. Điểm đặc biệt của Royal County Down đó chính là lỗ thứ 4 và thứ 9 trên sân liệt kê vào danh sách 500 lỗ golf tuyệt nhất thế giới. Sân được thiết kế với 2 sân con là The Championship và Annesley.
Sân Royal County Down chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1889, được thiết kế bởi bàn tay của Old Tom Morris. Thiết kế ấn tượng của sân golf đó chính là những dãy núi rừng trùng điệp, thiên nhiên đẹp như bức tranh vẽ. Với các dãi fairway hẹp nhất với cồn cát ấn tượng.
Không chỉ là sân golf lâu đời mà sân golf Royal County Down còn được biết đến là sân golf tốt nhất thế giới. Hố 9 là một trong hố đẹp nhất thế giới, par4/486 yard bắt đầu từ một mô đất lớn tới vùng fairway 60 feet và 260 yard từ vùng teebox.
Sân golf Lahinch (Ireland)
Đây là sân golf liền bờ biển cổ nhất thế giới, sân được tạo thành bởi sự kết hợp của làng của làng Lahinch và đường bờ biển phía Bắc Munster, Ireland.
Vào năm 2892 sân golf này được tìm thấy và hoàn thiện sửa chữa vào năm Được tìm thấy năm 1893. Sân golf này đã ghi dấu ấn với nhiều giải đấu và in dấu giày của các tay golf chuyên nghiệp như Joe Carr (1969), Darren Clarke (1989), Paul McGinley (1991) and Graeme McDowell (2000),…Sân golf Lahinch (Ireland).
Lahinch luôn là sân golf thu hút đông đảo các tay golf đến tham quan và trải nghiệm. Điều làm nên ấn tượng của sân golf này không chỉ ở bề dày lịch sử mà còn bởi vẻ đẹp vừa cổ điển vừa huyền bí. Nếu có một lần thực hiện du lịch golf, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đặt chân đến sân golf này nhé!
Ngoài ra, sân golf Muirfield (Scotland – xây dựng 1891) và sân Poortmarnock (Ireland – xây dựng 1894) cũng được liệt kê vào danh sách những sân golf lâu đời nhất trên thế giới, nơi diễn ra những trận đấu nảy lửa.
Dalat Palace Golf Club - Sân golf lâu đời nhất Việt Nam
Dalat Palace Golf Club được xây dựng từ đầu năm 1930, khi Vua Bảo Đại từ Pháp trở về. Trải qua thăng trầm lịch sử, đến tận năm 1990, sân mới chính thức được hồi sinh và hoạt động đến bây giờ.
Sân golf lâu đời nhất Việt Nam pha trộn giữa vẻ đẹp của núi rừng hoài cổ, nét thơ mộng, trữ tình của thành phố ngàn hoa. Theo ông Scott Dedo, một chuyên gia golf và là giám đốc điều hành của Đà Lạt Palace Golf Club, chia sẻ: “Hãy dạo bước qua những con đường của sân golf này, bạn sẽ thực sự cảm thấy cứ như đang được trở về quá khứ".
Hiện nay, đây là sân golf 18 lỗ, ứng yêu cầu cho các giải vô địch golf 18 lỗ với độ dài tee 7009 yard, điểm par tổng là 72 cho một vòng chơi.
Những sân golf lâu đời nhất thế giới luôn là những điểm đến tuyệt vời mà các tay golf không thể bỏ lỡ. Nếu có một lần đặt chân đến sân đánh golf này, ngoài ngắm nhìn, khám phá vẻ đẹp vốn có bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm vòng golf trên sân đầy thú vị cùng bạn bè nhé!
Đây là giải Outing Giao Hữu giữa Câu Lạc Bộ Golf của Hiệp Hội Xây Dựng và Vật Liệu Xây Dựng Tp.HCM (SACA) và Câu Lạc Bộ Golf Bất Động Sản Du Lịch Việt Nam (VnTPA Golf Club) sẽ diễn ra vào cuối tháng 07/2023.
Vừa qua ngày 20/07/2023, giải Golf ra mắt Câu lạc bộ Golf G81 miền Nam đã diễn ra thành công một cách tốt đẹp với sự tham gia của hơn 240 golfer là các doanh nhân đồng niên sinh năm 1981 cùng những người bạn, sự đồng hành của các đơn vị tài trợ, báo đài truyền thông và những nhân vật showbiz nổi tiếng.
Với hơn 350 golfer đăng ký tham gia đã vượt quá số lượng dự kiến ban đầu đã khiến ban tổ chức ngỡ ngàng vì đây chỉ là một giải đấu ra mắt CLB mà có lượng golfer đăng ký như một giải chuyên nghiệp.
Giải golf ra mắt CLB G81 Miền Nam 2023 diễn ra tại Sân golf Tân Sơn Nhất hứa hẹn mang đến những điều thú vị và hấp dẫn cùng nhiều sự bất ngờ cho nhà vô địch.
Câu lạc bộ Golf SACA (SGC) phối hợp cùng câu lạc bộ Shipping & Logistic (SLG), Hội Dây và Cáp điện TP.HCM (HECA) tổ chức giải Outing các câu lạc bộ golf SGC - SLG - HECA kết tình giao lưu.