Tổng thư kí VGA- Lê Hùng Nam cho biết việc thống kê con số chính xác sẽ phải tùy thuộc vào định nghĩa thế nào là người chơi golf. Nếu tính cả số lượng đang tập và bắt đầu chơi golf thì số lượng người chơi golf tại Việt Nam rất lớn, có thể lên đến hơn 100.000 người. Song nếu tính những người chơi golf thường xuyên với tần suất 2 trận/tháng thì theo số liệu từ V-Handicap, Việt Nam có khoảng 30.000 người.
Về số lượng caddie (người phục vụ trên sân golf), ông Nam cho hay trung bình mỗi sân golf 18 hố sẽ có 100 - 150 caddie, bao gồm lực lượng caddie bán thời gian. Với con số gần 80 sân golf đang hoạt động hiện nay, lực lượng caddie trên cả nước là gần 10 nghìn người.
Thu nhập của caddie sẽ tùy vào vị trí địa lý của sân golf và số lượng người chơi ở sân golf đó. Tuy nhiên, thu nhập trung bình của caddie sẽ dao động 8 - 20 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào số vòng đấu họ phục vụ trong một tháng.
Chi tiêu trung bình cho việc tập luyện và chơi golf tại Việt Nam phụ thuộc vào việc tập ở đâu và chơi ở sân như thế nào. Cũng tương tự như các mô hình dịch vụ hay khách sạn, nếu chơi ở những sân golf 5 sao thì chi phí 1 vòng golf có thể dao động 5 - 10 triệu đồng trong khi nếu chơi ở những sân golf không đông người chơi và vào những ngày khuyến mãi thì chi phí có thể chỉ 1 - 1,5 triệu đồng.
Theo đánh giá của ông Nam, Việt Nam chưa có lực lượng caddie chuyên nghiệp phục vụ cho người chơi golf chuyên nghiệp ở những giải đấu có tổng tiền thưởng lớn nên việc các caddie có thu nhập hàng tỷ đồng là điều chưa có tại Việt Nam. Song, thực tế vẫn có rất nhiều người xuất phát từ nghề caddie với sự ham học hỏi và yêu nghề của mình đã phát triển thành những doanh nhân, nhà quản lý sân, huấn luyện viên chuyên nghiệp và có thu nhập lên đến hàng tỷ đồng.
“Không có nghề nào là dễ và caddie cũng cần phải được đào tạo và học tập rất nhiều từ hiểu biết sân, chiến thuật, luật golf, kỹ năng tư vấn và cả khả năng đánh golf để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của caddie. Những caddie giỏi thường sẽ được người chơi đặt riêng cho những vòng đấu hay những giải đấu của mình và cũng sẽ nhận những khoản tiền thưởng nhiều hơn cho việc cung cấp dịch vụ tốt tương tự như những ngành dịch vụ khác”, ông Nam thông tin.
Caddie golf là người làm công việc hỗ trợ người chơi gồm mang phụ kiện, gậy, tư vấn cách đánh, hướng bóng để có thể ghi điểm. Phải thông qua nhiều vòng tuyển chọn, đáp ứng các yêu cầu cao, nghiêm ngặt từ chuyên môn, ngoại hình cho đến sức khỏe, khả năng giao tiếp để trở thành caddie.
Chiều ngày 7/5/2022, tại Sân golf Bà Nà Hills Đà Nẵng đã trình Công văn về việc Xem xét tư cách hội viên của golfer N.V.T khi đã vi phạm nguyên tắc an toàn và ứng xử cơ bản trên sân. Hơn thế nữa, ông T. có những hành vi bạo lực kiếm nhã với nhân viên phục vụ của Sân golf Bà Nà Hills
Caddie được ví như “người bạn đồng hành”, “phụ tá” không thể thiếu trên sân cho các golfer, đặc biệt là khi thi đấu. Tuy nhiên, trong lịch sử golf đã có chuyện khó tin xảy ra ở giải Hero World Challenge, khi tỷ phú Ryan Smith tình nguyện làm caddie cho Tony Finau.
Nhằm thể hiện sự chỉn chu và đẳng cấp của giải đấu, từ lâu các caddie ở giải Master đã phải mặc bộ áo liền quần (jumsuit) nhưng có vẻ nó không mấy dễ chịu dù rằng chất liệu đã được cải thiện rất nhiều.
Nhắc đến caddie, nhiều người nghĩ công việc của họ đơn giản chỉ là xách túi gậy cho người chơi và đưa ra những lời khuyên về cú đánh khi cần thiết. Tuy nhiên, với caddie của những tay golf chuyên nghiệp như Tiger Wood, Jordan Spieth,… họ được yêu cầu cao và có trách nhiệm hơn. Do đó, họ cũng sẽ đòi hỏi tiền lương cao hơn bình thường.