Thông tư 18/2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) do Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn kí quy định rõ về các yêu cầu trong việc tập luyện và thi đấu bộ môn thể thao mới này.
Theo đó, Thông tư quy định các điều kiện chung về địa điểm thi đấu, bao gồm: Đường đua được làm nhân tạo hoặc dựa vào địa hình tự nhiên phải có cọc, băng và biển báo hiệu đánh dấu đường đua, vạch đích và khoảng không ngăn cách giữa khán giả và phải có biển đánh dấu và báo hiệu chướng ngại vật hoặc các khu vực nguy hiểm trên đường đua cũng như việc tổ chức thi đấu tại đường đua trên địa hình tự nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các yêu cầu về cứu thương, cứu hộ, chữa cháy... cũng được nhắc đến trong Thông tư này.
Để tham gia thi đấu môn Ôtô thể thao địa hình, các VĐV phải có đầy đủ giấy chứng nhận đủ sức khỏe thi đấu thể thao của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của Điều lệ giải, phải có giấy phép lái xe hợp lệ hạng B1 hoặc tương đương trở lên. Khi thi đấu, VĐV phải đeo dây đai an toàn, đi găng tay, đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn Việt Nam, mang giày cao cổ trên mắt cá chân…
Đối với các loại xe thi đấu ôtô thể thao địa hình, yêu cầu đối với xe mui trần, mui hở phải có khung chống lật (khung bảo vệ) làm bằng ống có đường kính tối thiểu 30mm và độ dày tối thiểu 3mm với ống thép hoặc 5mm với ống nhôm được hàn hoặc bắt trực tiếp vào khung xe hoặc sàn xe (body) qua ít nhất 6 điểm... Ngoài ra, trên xe phải có đầy đủ bình cứu hoả, bộ đồ cứu hộ, trang thiết bị sơ cấp cứu, có móc kéo ở phía trước/sau xe (chịu được lực kéo tối thiểu 3.000kg), có tời (chịu được lực kéo tối thiểu 3628kg), lốp xe còn ít nhất 80% chiều cao gai lốp…
Ngoài ra, đối với ban tổ chức các giải đua Thông tư 18 yêu cầu tổ chức, cá nhân đứng ra tổ chức giải thi đấu Ôtô thể thao địa hình có trách nhiệm báo cáo hoặc xin phép tổ chức bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Cũng như phải báo cáo kết quả tổ chức thi đấu cho cơ quan quản lý sau khi kết thúc thi đấu.
Thông tư 18/2015 không nhắc đến ATV - loại xe có bốn bánh nhưng điều khiển như xe máy.
Thông tư 18/2015 của Bộ VHTTDL sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2016, Tổng cục TDTT là nơi có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Cách đây 5 năm, các cuộc thi đua xe off-road đã được tổ chức ở cả miền Nam và miền Bắc bởi các diễn đàn chơi xe, tuy nhiên các cuộc thi này có quy mô khác nhau và đặc biệt là không theo một quy định chung nào. Tùy theo kinh nghiệm, trách nhiệm của ban tổ chức và cả các vận động viên tham gia…, mà các quy định được đưa ra làm tiêu chí trong các cuộc đua này. Hiện các giải đua xe thể thao địa hình đã được tổ chức tại Hà Nội, Hạ Long, Bình Dương, Lâm Đồng…
Một số hình ảnh các cuộc đua xe thể thao địa hình tại Việt Nam:
Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch CLB ô tô địa hình Hà Nội : Thông tư số 18/2015 của bộ TTVH&DL là ghi nhận bước đầu cho một bộ môn thể thao mới mẻ này. Điều này là động lực lớn cho niềm vui của những người có chung sở thích đua xe địa hình trên cả nước.
Mặc dù chưa ra mắt nhưng Mitsubishi lại đem ba chiếc bán tải Triton thế hệ mới tham dự giải Asia Cross Country Rally để minh chất cho chất lượng.
KTM 450 Rally Replica 2022 mang thiết kế rất tương lai, được xem là một mẫu xe đua địa hình đa năng, sản xuất giới hạn chỉ có 70 chiếc trên toàn thế giới. Hiện giá bán của xe chưa được tiết lộ.
Để kỷ niệm 60 năm lần đầu tiên một bộ phim “Điệp viên 007” được công chiếu, Land Rover đã ra mắt phiên bản đặc biệt của mẫu xe đua Defender để đánh dấu cột mốc đặc biệt này.
Tại Tokyo Auto Salon 2022, Toyota đã giới thiệu phiên bản hiệu năng cao hoàn toàn mới của chiếc GR Yaris với tên gọi GRMN Yaris với nhiều trang bị của xe đua địa hình, sản xuất giới hạn chỉ 500 chiếc.
Năm thứ 11 được tổ chức, Giải đua xe ô tô địa hình Việt Nam 2019 thu hút sự tham dự của 80 đội đua với 15.000 người tham gia tranh tài ở 4 hạng thi đấu: Bán tải Việt Nam,