Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ông Hùng khuyến cáo: “Để đảm bảo an toàn, khi xe đã chạy được 8.000 km hoặc 8 tháng, bạn nên mang xe đi bảo dưỡng. Khi xe đã chạy được từ 1.000 – 1.200 km, bạn nên thay dầu cho nó và khi xe chạy được từ 4.500 – 5.000 km, bạn mới cần thay nước mát trên xe”.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác để nhận biết xem liệu đã tới lúc phải đưa xe tới “bệnh viện” hay chưa như: khi xe chạy phát ra tiếng kêu cọt kẹt, tiếng máy nổ không êm, má phanh không “ăn” hoặc tay lái không chuẩn … “Nếu xe của bạn có những dấu hiệu trên tức là đã tới lúc bạn cần mang xe đi bảo dưỡng”, ông Hùng nhấn mạnh.
Thông thường, đại đa số các khách hàng đều chỉ biết yêu cầu nhân viên kĩ thuật tại các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe máy “khám” chế độ nhiên liệu, lốp, má phanh, nhông xích tải, cổ phốt, nạp điện, … trên xe. Hoặc trước tình trạng nhiều xe, đặc biệt là xe tay ga “bỗng dưng” cháy nổ như hiện nay, một số người còn cẩn thận yêu cầu người ta “khám” cả khoá xăng tự động lẫn đường ống dẫn xăng của xe.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, như thế là chưa đủ! Ông Hùng tiết lộ, có tất thảy 26 công đoạn trong quá trình bảo dưỡng xe máy.
Đối với phần đầu xe, có 9 bước bao gồm: Cân hai vành, sơn chống gỉ hai vành, sơn chống gỉ gầm xe, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm sóc trước, bảo dưỡng phanh trước, chỉnh còi, bảo dưỡng dây công tơ mét, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.
Đối với phần động cơ, cũng có 9 công đoạn như sau: bảo dưỡng chế hoà khí, xúc rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, bảo dưỡng mô-tơ đề, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, kiểm tra dầu máy.
Đối với hệ thống truyền lực, có ít nhất 8 công đoạn gồm: bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng giảm xóc sau, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, tán rút rive biển số chống rung, kiểm tra cần khởi động giàn để chân, xiết lại toàn bộ ốc trên hệ thống kung xe, và cuối cùng là rửa xe.
Bên cạnh đó, theo khuyến cáo của ông Hùng, nếu xe bị ngập nước, chết máy khi đang lưu thông, bạn cần phải mau chóng thay dầu và xúc rửa lại máy ngay.
Tết đến xuân về là thời điểm mà các chủ xe quan tâm nhiều hơn đến chiếc xe của mình. Ngoài việc thực hiện các thao tác bảo dưỡng thông thường như: thay nhớt, thay lọc gió, kiểm tra lốp, lau dọn nội thất… vẻ ngoài của xe, đặc biệt là lớp sơn xe là một chi tiết mà các chủ xe quan tâm.
“Trong quá trình bảo dưỡng xe máy, có 9 bước cần làm đối với phần đầu xe cũng như phần động cơ, trong khi có tối thiểu 8 bước đối với phần hệ thống truyền lực”, ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ và thương mại Sỹ Hùng cho biết.