Khám Phá, - 17/02/2015 02:28 PM
Tết đến xuân về là thời điểm mà các chủ xe quan tâm nhiều hơn đến chiếc xe của mình. Ngoài việc thực hiện các thao tác bảo dưỡng thông thường như: thay nhớt, thay lọc gió, kiểm tra lốp, lau dọn nội thất… vẻ ngoài của xe, đặc biệt là lớp sơn xe là một chi tiết mà các chủ xe quan tâm.

Hãy cùng CafeAuto “đột nhập” vào một trung tâm bảo dưỡng xe để tìm hiểu quy trình sơn và đánh bóng xe chuyên nghiệp.

1. Đánh dấu vị trí

Kiểm tra bề mặt thân xe. Làm sạch cơ bản cho chiếc xe để có thể xác định được những chỗ hỏng nặng nhất của lớp sơn xe. Dùng bút để đánh dấu các vết xước sâu, bạc màu, loang ố, vết va chạm…

  

2. Xử lý vết trầy/xước

Sau khi kiểm tra các vết xước và hỏng của thân xe, các chuyên viên sẽ dùng các giấy nhám chuyên dụng để đánh các vết trầy/xước này.

Công đoạn này sẽ giúp cho bề mặt xe phẳng và tạo tiền đề cho các bước lót tiếp theo.

3. Lót thân xe

Đây là bước vô cùng quan trọng, đảm bảo bề mặt của thành phẩm sau khi sơn xe. Các chuyên viên sẽ dùng các hóa chất và sơn lót chuyên dụng để quét lên các vết xước đã xử lý trước đó.

 

Lót bề mặt xe bằng hóa chất chuyên dụng

Các thao tác quét hóa chất-xả-mài sẽ được lặp đi lặp lại liên tục để lấp đầy các vết lõm, tạo ra bề mặt phẳng mịn và đều cho thân xe. Các chuyên viên sẽ dùng máy đánh các mảng lớn trên thân xe và thực hiện điều này bằng tay đối với các chi tiết nhỏ, khó thực hiện bằng máy.

Xả lớp lót

 

Thân xe sau khi quét hóa chất và mài nhẵn, chuẩn bị sơn

4. Sơn xe

Trước khi đem xe vào khu vực sơn, các chi tiết như khe hở, đèn, logo, kính xe… sẽ được bọc lại bằng giấy báo và keo dính để sơn không xâm nhập vào.

Bọc chi tiết

Sơn lót

Các xe sẽ được phủ một lớp sơn lót trước khi được sơn mới. Lớp sơn lót có tác dụng ngăn lớp hóa chất thấm ra ngoài, ảnh hưởng đến bề mặt và màu sắc lớp sơn mới. Nó cũng giúp cho lớp sơn mới đều màu và ổn định hơn. Sau khi sơn xong, xe sẽ được để cho khô tự nhiên.

Để xe khô sau khi sơn

Lưu ý: Nếu xe được sơn lại theo màu nguyên bản thì không cần làm thủ tục gì. Nhưng với trường hợp sơn đổi màu, thì để xe được lưu hành, chủ xe bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký đổi màu xe với cơ quan có thẩm quyền.

5. Đánh bóng

Sau khi lớp sơn chính khô. Các chuyên viên sẽ tháo lớp giấy báo và băng dính đã dán vào trước đó để thực hiện công đoạn vuột và rửa xe sạch sẽ. Thao tác này giúp cho lớp sơn bóng, mịn và đẹp.

Vuột xe để lớp sơn bóng, mịn

Công đoạn cuối cùng là lau khô và đánh bóng. Quy trình sơn và đánh bóng xe đã hoàn tất. Chiếc xe sau khi sơn xong sẽ bóng, mịn và đẹp hơn trước rất nhiều.

Lau khô các chi tiết

Lưu ý: Sau khi sơn xe xong, chủ xe cần có chế độ chăm sóc hợp lý. Thường xuyên lau rửa bề mặt bằng khăn mềm sau khi đã phun nước. Tránh tiếp xúc với ánh nắng, nơi có nhiệt độ cao và hóa chất mạnh.

Dáng vẻ mới của xe sau khi chăm sóc

6. Bảo vệ lớp sơn mới

Để xe giữ được vẻ ngoài “như mới”, chủ xe nên lưu ý một số điểm sau:

- Đậu xe ở khu vực râm mát, có mái che. Cách này không chỉ giúp bảo vệ lớp sơn xe mà còn làm tăng tuổi thọ cho nội thất xe.

- Rửa xe bằng nước sạch, hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Không dùng vòi xịt có áp lực cao để xịt vào thân xe. Lau xe bằng khăm mềm, khăn chuyên dùng cho việc lau xe. Nên lau bằng khăn ẩm, hạn chế lau xe bằng khăn khô. Khăn khô có thể khiến cho cát và bụi cào xước bề mặt sơn bóng của xe.

- Khi thân xe dính chất thải của chim và côn trùng, nên tìm cách lau sạch càng sớm càng tốt để các chất hóa học trong đó không làm hại bề mặt sơn.

Chân thành cảm ơn Phạm Gia Auto đã giúp chúng tôi thực hiện bài viết này

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.