Cá nhân gian lận trong các kỳ thi sát hạch lái xe sẽ bị xử lý nghiêm minh theo chỉ đạo mới của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Từ trước đến nay, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tại Việt Nam gặp phải một số bất cập như người dự thi tự ý mang thiết bị công nghệ vào phòng thi lý thuyết, số camera chưa đủ bao quát hết phòng thi lý thuyết, thực địa, khoảng cách ngồi trong phòng sát hạch lý thuyết còn chưa hợp lý, dễ dẫn đến tình trạng gian lận.

bằng lái xe

Đã có không ít trường hợp học viên sử dụng điện thoại di động kết nối với người bên ngoài để nhắc bài thi. Một số thí sinh sử dụng các thiết bị điện tử như tai nghe, máy phát tín hiệu giấu kỹ vào quần áo hòng qua mắt giám thị, camera. Ngoài thực địa, lợi dụng không gian rộng, điểm mù camera mà một số học viên đã gian lận ở vị trí dừng/khởi hành lên dốc, vị trí qua vệt bánh xe, vị trí qua ngã tư, vị trí ghép xe vào nơi đỗ.

Điều đáng nói là một số thí sinh thi bằng lái cao nhất là Fc dành cho xe đầu kéo, container cũng bị phát hiện sử dụng thiết bị điện tử khi thi lý thuyết. Đây đều là những phương tiện cỡ lớn, trọng tải nặng tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao. Do đó, việc gian lận thi cử đối với các trường hợp này là vô cùng nguy hiểm và bị các Sở Giao thông Vận tải xử lý nghiêm khắc.

thi bằng lái xe

Ngoài ra, một số vụ thông đồng, cấu kết giữa các cá nhân trong Trung tâm Sát hạch và người bên ngoài cũng đã bị phanh phui. Đơn cử như trường hợp Công an Đắk Lắk đã phát hiện 50 giáo viên ở 5 trường, cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn sử dụng bằng tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT giả để làm hồ sơ làm giáo viên dạy lái xe ô tô. Công An Sơn La bắt giữ 5 người thuộc Trung tâm Sát hạch và Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 1, thuộc Sở GTVT Sơn La vì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc tổ chức sát hạch lái xe.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 38/2019 của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, từ ngày 1/1/2020, các Trung tâm sát hạch lái xe lắp đặt hệ thống camera để giám sát các kỳ sát hạch, dữ liệu giám sát được truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để công khai và để các cơ quan có thẩm quyền tham gia giám sát.

thi bằng lái

Đến nay, do tình hình dịch Covid-19 tạm đi vào ổn định, việc đào tạo, sát hạch lấy bằng được tổ chức trở lại nên Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa ra văn bản yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các Hội đồng sát hạch phối hợp với Trung tâm sát hạch, cơ sở đào tạo lái xe theo dõi, kiểm tra, phòng ngừa các biện pháp gian lận thi cử như dùng điện thoại di động, thiết bị truyền tin để gian lận trong quá trình sát hạch.

Với các trường hợp vi phạm bị phát hiện, Giám đốc sở có thể ra quyết định không cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 5 năm theo Thông tư số 38/2019 sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

thi lấy bằng

Hiện tại, Bộ Giao thông vận tải đang đề xuất chuyển chức năng quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an. Đây là nhiệm vụ mà Bộ Giao thông vận tải đã đảm nhiệm từ năm 1995 đến nay sau khi tiếp nhận từ Bộ Công an. Do đó, dư luận đang đặt nhiều câu hỏi về những bất cập, việc gì chưa được, vi phạm ra sao, lý do phải chuyển nhiệm vụ cấp bằng sau hơn 25 năm phụ trách của Bộ Giao thông vận tải.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.