Học lái xe ô tô qua cabin mô phỏng
Theo Thông tư 04/2022/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, cơ sở đào tạo lái xe cần phải trang bị và duy trì cabin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các cơ sở đào tạo lái xe phải trang bị và sử dụng cabin học lái xe ôtô để đào tạo lái xe trước 31/12/2022.
Từ 1/1/2023, các trung tâm đào tạo lái xe ô tô sẽ phải tổ chức giảng dạy môn học lái xe ôtô trên cabin mô phỏng. Việc học lái xe ô tô trên cabin mô phỏng sẽ bắt đầu bằng những bài tập cơ bản như vận hành xe, thực hành lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài thi sa hình. Sau đó học viên sẽ được tiếp cận bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình phức tạp như đường đồi núi, đường cao tốc, đường trong thành phố.
Theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa bởi Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, thời gian học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng của mỗi học viên được quy định như sau:
- Học viên học bằng lái xe ô tô hạng B1, B2 và C: 3 giờ/khóa học
- Học viên học nâng hạng bằng lái xe ô tô: 1 giờ (Riêng học nâng hạng từ B1 số tự động lên B1 thì không phải học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng).
Mặc dù thêm nội dung môn học nhưng tổng thời gian của cả khóa học lái xe vẫn được giữ nguyên. Việc có thêm thời gian học thực hành lái xe trên cabin mô phỏng thì chương trình đào tạo sẽ giảm bớt thời gian học thực hành lái xe với xe tập lái.
Thi lái xe trên phần mềm mô phỏng
Hiện nay, một số địa phương đã áp dụng phần thi mô phỏng tình huống trên phần mềm máy tính trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe với 120 kịch bản mô phỏng các tình huống gây mất an toàn giao thông được đúc rút từ thực tế các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Sang năm 2023, khi học lái xe, phần học thực hành lái xe ô tô trên cabin mô phỏng được đưa vào giảng dạy ở tất cả các trung tâm đào tạo lái xe. Do đó, lúc thi sát hạch lái xe ô tô, học viên sẽ phải thi cả bài thi mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính.
Theo Thông tư 38/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung 1 số điều từ Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, phần thi mô phỏng các tình huống giao thông chỉ được thực hiện sau khi học viên đã vượt qua bài thi lý thuyết. Nếu vượt qua bài thi lý thuyết và phần mềm mô phỏng tình huống giao thông, học viên sẽ được thi tiếp bài thi thực hành lái xe trong hình và trên đường.
Khi đạt tất cả các bài thi nêu trên, học viên mới được công nhận trúng tuyển và cấp bằng lái xe ôtô theo hạng đã đăng ký thi.
Xe máy điện và xe máy sử dụng động cơ xăng có dung tích 50 phân khối trở xuống đều có những thế mạnh, điểm yếu riêng. Do vậy, từng gia đình, cá nhân sẽ có những nhu cầu sử dụng khác nhau mà từ đó lựa chọn xe cho phù hợp.
Từ năm 2022, một số các quy định liên quan đến việc học, thi sát hạch và sử dụng bằng lái xe ô tô sẽ có thay đổi theo Thông tư 01/2021/TT-BGTVT và Nghị định 123/2021/NĐ-CP.
Cá nhân gian lận trong các kỳ thi sát hạch lái xe sẽ bị xử lý nghiêm minh theo chỉ đạo mới của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Một số tỉnh miền Tây đã cho khôi phục lại hoạt động đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Cách đây vài năm, việc thi lấy bằng lái xe A2 hay hiểu đơn giản là bằng lái xe PKL đã chính thức được phổ biến rộng rãi hơn sau nhiều năm hạn chế và đòi hỏi nhiều điều kiện ngặt nghèo.