Theo số liệu thống kê từ chương trình Ngày hội chăm sóc bác tài - Driver Care Day do Bệnh Viện Ô Tô tổ chức:
- 25% bác tài gặp vấn dề về họng với lý do: mùi dầu mỡ, khói bụi, ô nhiễm xe...
- 24 bác tài xe khách, 17.5%bác tài xe tải gặp vấn dề về gan, lý do: Nhiễm gan do chế độ ăn uống không cân đối, ăn thực phẩm chất xơ, chất đạm nhiều. Gan nhiễm mỡ do ít vận động chỉ ngồi trên xe.
-15% bác tài xe khách, 11.3% bác tài xe tải gặp vấn đề về thận do: Ít uống nước do ngại đi tiểu trên đường dẫn đến sỏi thận… Tìm hiểu kỹ hơn về nguyên do dẫn đến những căn bệnh này và một vài biện pháp khắc phục.
Dưới đây là một số bệnh mà các lái xe thương mắc phải.
Bệnh đau lưng
Ngồi lâu trên ghế lái trong khoảng thời gian dài khiến lưng chịu áp lực rất lớn, mặt khác tài xế thường ít vận động dẫn đến máu ít lưu thông, điều này về lâu dài khiến lưng đau nhức. Các bác tài nên chú ý ngả ghế lái xe ra phía sau khoảng 20-30 độ, cầm vô lăng theo hướng 3h -9h và sắp xết thời gian nghỉ ngơi cũng như luyện tập vận động xương cốt để hạn chế tình trạng này.
Bệnh trĩ
Ngồi lâu một chỗ và thói quen nhịn vệ sinh quá lâu là những lý do cơ bản dẫn đến bệnh trĩ và táo bón. Nếu mắc phải căn bệnh này, tài xế rất khó có thể tiếp tục lái xe vì mỗi lần ngồi lên xe là sẽ thấy đau nhức rát, buốt. Lưu ý thật kỹ để không mắc căn bệnh này là các tay lái nên chọn loại ghế ngồi mềm và êm, đi vệ sinh khi cần thiết và nghỉ ngơi hợp lý. Cụ thể khi lái 2-4 tiếng thì người lái nên nghỉ ngơi từ 10-15 phút một lần.
Đau mỏi vai gái, xương khớp, tê tai
Đây là căn bệnh phổ biến thường xảy ra đối với các tay lái. Đầu, cổ, vai và hai cánh tay phải hoạt động liên tục dẫn đến tài xế thường có cảm giác ê nhức và tê cứng.
Các tay lái nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, dùng 2 bàn tay kẹp vào nhau và xoay tròn. Lắc đầu nhẹ nhàng theo vòng tròn, hoặc gật đầu lên xuống, trái, phải.
Đau dạ dày
Ăn uống không theo theo giờ giấc cố định và một phần do đồ ăn không đảm bảo vệ sinhlà lý do khiến tài xế hay bị đau dạ dày. Một khi đã mắc căn bệnh này, tài xế thường xác định sẽ sống chung cùng bệnh suốt đời. Về lâu dài bệnh khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, mất ngủ, kém trí nhớ hay cáu gắt và gây nhiều bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt.
Tay lái nên chú ý ăn uống đúng giờ , ăn đồ ăn đảm bảo vệ sinh, chú ý ăn đúng giờ, mặt khác hạn chế dùng cà phê khi đang đói và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.
Béo phì
Do ít vấn động và hay uống đồ ngọt khiến các tài xế dễ mắc phải căn bệnh béo phì. Cố gắng luyện tập thể dụng tích cực và có chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ cải thiện rõ rệt điều này.
Mất ngủ
Buồn ngủ là nỗi ấm ảnh lớn nhất đối với mỗi tài xế, các tay lái thường đối phó với tình trạng này bằng cách uống cà phê, nước tăng lực, sử dụng cách này lâu dài sẽ khiến mất ngủ, sức khỏe suy yếu, mệt mỏi, cơ thể không tỉnh táo. Lời khuyên dành cho các tay lái là nên hạn chế dùng cà phê, trà, ngủ khoảng 15 phút khi cảm thấy không còn đủ tỉnh táo để lái xe.
Bệnh về mắt
Phải tập trung với cường độ cao cộng thêm không khí bụi bẩn làm thị lực của các tay lái suy yếu và thường dễ mắc bệnh khô mắt, viễn thị… Để khắc phục này, tài xế nên nhỏ mắt từ 3-5 lần, tập một vài bài thư giãn, mát xa cho mắt khi cần thiết.
Trong động cơ xăng bugi là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trong, nó quyết định hiệu suất động cơ rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng bugi cũng nói lên phần nào thực tế động cơ đã hoạt động ra sao. Bên dưới đây là cách nhận biết động cơ xe bạn đang gặp vấn đề thông qua tình trạng của bugi.
Ống pô nhả khói đen là “bệnh” thường gặp của nhiều xe máy cũ, đã sử dụng với thời gian khá dài. Một chút kiến thức dưới đây giúp bạn có thể dễ dàng tự mình khắc phục hiện tượng này.
Thường trên xe cũ đã sử dụng sau một thời gian sẽ gặp phải một số hiện tượng như lệch lái, máy yếu,... tuy nhiên đều là những căn bệnh rất dễ khắc phục.
Đây sẽ là chiếc Rolls-Royce Cullinan độ Mansory độc nhất Việt Nam với giá trị sau thuế cao hơn nguyên bản khá nhiều.
Sau 5 ngày xe công nghệ 2 bánh trở lại hoạt động chở khách tại TP.HCM, tài xế mỏi mòn chờ nổ cuốc do ít khách gọi đặt xe. Dù vậy, các tài xế vẫn vui vẻ chờ nhịp phục hồi, đặc biệt là nguồn khách là học sinh, sinh viên đi học trở lại.