1. Sức khỏe
Sức khỏe ở đây chúng tôi muốn đề cập bao gồm 2 yếu tố, cả về thể chất lẫn tinh thần. Phản xạ khi xử lý tình huống không chỉ phụ thuộc vào cơ bắp, mà quan trọng hơn là sự tỉnh táo để đưa ra những thao tác mau lẹ, chính xác trong mỗi tình huống. Do đó, sức khỏe là yêu cầu tất yếu của người lái xe, quyết định hầu hết sự an toàn trong mỗi chặng đường.
2. Bình tĩnh
Để giữ được bình tĩnh trong điều kiện đường sá đông đúc không phải là chuyện dễ dàng, nhưng đó là yêu cầu của một người tài xế giỏi. Một người lái xe càng cẩn thận và điềm đạm thì càng an toàn. Do đó, ta cần học cách kiềm chế để tự bảo vệ bản thân, đó là đức tính cần có của một người lái xe.
3. Tập trung
Như đã nói ở trên, lái xe không phải là một việc đơn giản, để điều khiển được chiếc xe theo ý muốn, cần phải tập trung dùng nhiều giác quan để cảm nhận. Chẳng hạn, khi vào cua gấp, các cơ hông sẽ cảm nhận đầu tiên, sau đó đến tay cảm nhận sự bất thường của vô-lăng rồi tiếp theo đến tai, mắt… tất cả tập trung, để cảm nhận được phản hồi từ mặt đường lên chiếc xe một cách kịp thời.
3. Giữ khoảng cách an toàn
Trên đường, có vô vàn tình huống bất ngờ mà ta không thể lường trước được, do đó, người tài xế cần phải đề phòng và lường trước những hậu quả có thể xảy ra. Phương pháp đề phòng tốt nhất chính là giữ khoảng cách an toàn.
Để đảm bảo khoảng cách an toàn tốt nhất, các bác tài hãy tuân thủ những quy tắc sau, mỗi vận tốc 15 km/h các bác tài cần giữ khoảng cách bằng chiều dài của thân xe. Ví dụ: chiếc xe dài 2 m và đi với tốc độ 30 km/h, thì khoảng cách an toàn là 4 m.
4. Tư thế
Để có được cảm nhận tốt về chiếc xe, người lái cần phải ngồi trong tư thế thoải mái, tuy nhiên không quá thư giãn. Hãy coi vô-lăng như mặt đồng hồ, tay trái đặt ở số 9, tay phải ở số 2. Tuy nhiên, vị trí số 10 và số 3 cũng là một lựa chọn tốt khi đi đường trường. Thực hiện theo mẹo trên, người tài xế sẽ linh hoạt hơn trong việc điều khiển, cũng như đỡ mỏi hơn.
5. Đảm bảo tốc độ
Có một số tài xế hiểu lầm các biển báo giới hạn tốc độ luôn luôn đúng, nhưng thật ra không phải. Giới hạn trên chỉ đúng trong những điều kiện tối ưu, còn trong điều kiện giao thông đông đúc, trời tối hay đường xấu, thì dĩ nhiên cần phải đi chậm hơn. Tuy nhiên, cũng không nên đi quá chậm gây cản trở cho các xe khác. Tốt nhất là đi cùng tốc độ với những chiếc xe xung quanh và đảm bảo đúng luật giao thông.
Bãi đậu xe vốn tưởng chừng là nơi an toàn khi lưu thông xe trong đây, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn những nguy cơ gây nên những sự cố đau lòng.
Sau Hà Nội, Honda Việt Nam vừa khánh thành thêm một Trung tâm Đào tạo an toàn giao thông tại Tp. HCM với mục tiêu trở thành trung tâm kiểu mẫu về đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe mô tô.
Một vài kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các lái xe từ quê trở về thành phố trở nên an toàn hơn cũng như thoải mái hơn trong suốt hành trình.
Nghị định 60/2023 có quy định đối với việc kiểm tra ô tô nhập khẩu có các hệ thống hỗ trợ người lái nâng cao (Advanced Driver Assistance Systems - ADAS).
Mặc dù xe hơi cho khả năng đảm bảo an toàn cao hơn so với xe hai bánh, tuy nhiều trong nhiều trường hợp một số vị trí ghế ngồi trên xe có thể dẫn đến nguy hiểm cho hành khách.