Kinh nghiệm lái xe, - 10/11/2023 02:51 PM
Mặc dù xe hơi cho khả năng đảm bảo an toàn cao hơn so với xe hai bánh, tuy nhiều trong nhiều trường hợp một số vị trí ghế ngồi trên xe có thể dẫn đến nguy hiểm cho hành khách.

Trên ô tô dù là bốn chỗ, 7 chỗ hay cả những chiếc xe du lịch, xe bus vẫn có một vài vị trí được xem là không mấy an toàn khi xảy ra va chạm mạnh hoặc nhưng tai nạn bất ngờ có mức độ cao hơn so với bình thường. Những vị trí này đôi khi có phần quen thuộc với nhiều người.

khong-phai-cu-ngoi-tren-o-to-la-an-toan

Ghế lái phụ: đây được xem là vị trí ưa thích của nhiều người khi được đi cùng chủ xe và cũng là vị trí có tần suất sử dụng cao nhất. Tuy nhiên nó lại kém an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm mạnh từ phía trước hoặc từ bên trái và có nguy cơ văng ra ngoài nếu không thắt dây an toàn.

Ghế giữa hàng sau: đây được xem là chỗ ngồi không mấy thoải mái và có phần chật chọi đối với những xe thuộc phân khúc đô thị. Ở thị trường Việt Nam, người dùng thường cố gắng tận dụng vị trí này để chở thêm người, ít khi thắt dây an toàn và khi xảy ra va chạm thì người ngồi ghế này có nguy cơ bị đẩy ra trước hoặc bị vật thể bay vào.

Ngồi vị trí túi khí bị hỏng hoặc không có: với các xe giá rẻ hay phiên bản tiêu chuẩn thường ít có đầy đủ hệ thống túi khí quanh xe. Thế nên trong trường hợp va chạm người ngồi có thể không được bảo vệ tối đa hoàn toàn cũng như có nguy cơ chấn thương.

khong-phai-cu-ngoi-tren-o-to-la-an-toan

Ngồi ở ghế không có gối tựa đầu: dù gối tựa đầu được xem như có tác dụng giúp đỡ mõi cổ trong những hành trình dài. Tuy nhiên ít ai biết rằng trong nhiều va chạm khác nhau, gối tựa đầu có vai trò quan trong bảo vệ đầu và cổ giảm nguy cơ bị chấn thương.

Ngồi gần cửa sổ: hầu hết các vị trí cạnh cửa sổ, nhất là các xe cỡ lớn nếu không sử dụng dây an toàn để cố định thì trong nhiều trường hợp xảy ra va chạm ở mức độ mạnh hoặc lật xe, thì theo lực quán tính có thể khiến người ngồi cạnh cửa sổ văng ra ngoài.

Ngoài ra khi ngồi trên những phương tiện công cộng như xe bus nếu ngồi ở gần cửa sổ hay cửa ra vào, trong trường hợp va chạm hoặc lật xe, các mảnh kính vỡ cũng có thể gây thương tích cho hành khác hoặc có thể văng ra ngoài nếu không thắt dây an toàn.

khong-phai-cu-ngoi-tren-o-to-la-an-toan (1)

Các vị trí không dành để chở người: với tâm lý tiện và khoảng cách ngắn nhiều chủ xe thường cho người đi cùng ngồi ở khoang hành lý hoặc thùng sau xe bán tải. Những vị trí này không được thiết kế để chở người và nếu xảy ra va chạm thì chắc chắn sẽ bị thương rất nặng do không có trang bị an toàn nào bảo vệ.

Đối với những dòng xe van, xe bus mini, xe 16 chỗ thì hàng ghế đầu tiên có độ nguy hiểm khá cao do kích thước kính lái lớn. Thế nên khi xảy ra va chạm dẫn đến vỡ kính lái người ngồi có thể bị tổn thương và nguy hiểm hơn có thể văng ra ngoài nếu không thắt dây an toàn.

Hiện nay các nhà sản xuất ô tô đã chủ động phát minh ra các trang bị an toàn chủ động lẫn thụ động, thậm chí cả những tính năng tự lái khi người lái có dấu hiệu bất thường, đồng thời cũng giảm chi phí cho các tính năng an toàn trên để được phổ biến hơn.

khong-phai-cu-ngoi-tren-o-to-la-an-toan

Tuy nhiên sự an toàn vẫn phụ thuộc vào ý thức của người tham gia giao thông hơn là các công nghệ an toàn. Trên thế giới đã có không ít chiếc xe được cho là an toàn nhất nhưng vẫn gặp những sự cố bất ngờ. Thế nên đừng quá tin cậy hoàn toàn vào những công nghệ an toàn này.

Thực chất việc ngồi vị trí nào an toàn nhất trên một chiếc ô tô thì vẫn là sự tranh cãi chưa có hồi kết trên các hội nhóm cộng đồng mạng xã hội. Thế nên để tự đảm bảo cho sự an toàn cho chính bản thân thì cần chủ động thắt dây an toàn kể cả khi di chuyển ở tốc độ chậm.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Gửi thông tin

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến MXH ô tô - xe máy và golf tại Việt Nam xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.