Tư vấn - hỏi đáp, - 23/12/2023 11:05 AM
Thời điểm hiện tại có thể xem là thời gian vàng để sở hữu xe máy hay xe ô tô, tuy nhiên người dưới 18 tuổi liệu có thể đứng tên loại tài sản này không?

Trong bối cảnh xã hội hiện tại, bậc phụ huynh thường ít có thời gian để đưa đón con cái, thay vào đó họ sẽ sắm những loại phương tiện phù hợp cho người từ 16 tuổi trở lên với các dòng xe dưới 50 phân khối hay xe máy điện có công suất tương đương.

duoi-18-tuoi-phai-lam-gi-de-duoc-dung-ten-chu-so-huu-phuong-tien-giao-thong

Và đáng chú ý, người từ 16 tuổi hoàn toàn có thể đủ năng lực để đứng tên loại tài sản này nhưng phải lưu ý một số vấn đề sau. Cụ thể theo Khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Thêm nữa, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi.

duoi-18-tuoi-phai-lam-gi-de-duoc-dung-ten-chu-so-huu-phuong-tien-giao-thong

Mặt khác, tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về việc người từ đủ 15 tuổi đăng ký xe như sau: Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.

Dựa theo Điều 107 Bộ luật Dân sự quy định, động sản là những tài sản không phải bất động sản. Bất động sản là tài sản không thể di chuyển như đất đai và các loại tài sản khác gắn liền với đất như nhà, công trình xây dựng… còn động sản là những tài sản có thể di dời, dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Do đó, xe máy là động sản và phải đăng ký. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn được đứng tên xe, tuy nhiên phải có sự đồng ý của cha, mẹ, hoặc người giám hộ. Tuy nhiên, người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi dù được đứng tên xe máy, nhưng vẫn phải sử dụng theo luật giao thông đường bộ.

duoi-18-tuoi-phai-lam-gi-de-duoc-dung-ten-chu-so-huu-phuong-tien-giao-thong

Nếu người từ 14 đến dưới 16 tuổi sử dụng xe máy có dung tích dưới 50 phân khối hoặc xe máy điện có công suất tương đương sẽ bị phạt cảnh cáo, đồng thời xử phạt từ 800.000 - 1 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 4 điều 30 Nghị định 46/2016 đối với hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông.

Còn với người từ 16 tuối đến dưới 18 tuổi sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp điều khiển xe máy trên 50cc, ngoài ra sẽ bị tạm giữ phương tiện đến 07 ngày (theo điểm i khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: bichhang82@gmail.com; Đường dây nóng: 0903.762.768.