Khám Phá, - 20/11/2020 04:30 PM
Do không phát thải khí nhà kính, mô tô điện thường được coi là thân thiện với môi trường hơn. Tuy nhiên liệu định kiến này có hoàn toàn chính xác?

Thông điệp xe điện là phương tiện giao thông không xả thải gây hiệu ứng nhà kính thường được nhắc tới khi nói về loại hệ động lực này. Chúng ta hiện nay liên tục được tiếp nhận một luồng thông tin đó là động cơ đốt trong (ICE) gây ô nhiễm môi trường trong khi động cơ điện là công nghệ của tương lai. Nhiều quốc gia đã có kế hoạch cấm xe hơi dộng cơ đốt trong vào năm 2040, sớm nhất thì có thể là vào năm 2035. Mặc dù những chiếc mô tô hay xe máy truyền thống không bị ảnh hưởng tới mức như vậy, nhưng khi công nghệ động cơ điện và pin đã trở nên phổ biến cùng áp lực từ các nhà làm luật thì chuyện gì cũng có thể xảy ra.

Xedien-cafeautovn-1

Tuy nhiên liệu mô tô điện có thực sự “sạch” như những gì mọi người nghĩ? Mặc dù xe điện không xả ra khí thải vì bản thân dòng xe này không sử dụng hệ thống ống xả, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ trong chu kỳ phát thải của toàn bộ vòng đời chiếc xe. Thêm vào đó là sự phức tạp trong quy trình sản xuất nguồn điện, cùng những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất và còn nhiều mặt đang diễn ra khác.

Xedien-cafeautovn-2

Mặc dù chưa có số liệu thống kê cụ thể về nguồn ô nhiễm từ xe máy nhưng có thể thấy xe máy điện có thể không mang lại nhiều hiệu quả như mọi người mong đợi. Vào năm 2018, Cơ quan môi trường Châu Âu đã soạn một bản báo cáo – Xe điện từ quá trình sản xuất đến vấn đề kinh tế - cung cấp cái nhìn sâu sắc về các vấn đề.

Họ kết luận rằng BEV (phương tiện sử dụng năng lượng điện) thải ra lượng khí thả nhà kính (GHG) nhiều gấp 1,3 lần đến 2 lần quá trình xả thải từ những phương tiện sử dụng động cơ đốt trong. Theo như báo cáo cho biết: "Lượng phát thải khí nhà kính từ các giai đoạn sản xuất nguyên liệu thô tới quá trình hoàn thiện  [Life Cycle Assessment - LCA] của BEV so với ICEV là tương đương. Điều này liên quan đến các yêu cầu về khai thác và xử lý nguyên liệu thô cũng như quá trình sản xuất pin.”

Xedien-cafeautovn-3

Với những mẫu xe điện được nói tới trong bản báo cáo, chỉ riêng nguồn điện đã chiếm khoảng 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong quá trình sản xuất. Đối với xe mô tô, tỷ lệ phần trăm có thể cao hơn vì xe mô tô có ít vật liệu thô khác hơn ngoài nguồn nguyên lại làm ra pin chiếm thành phần chính trong tất cả. Theo số liệu của báo cáo EEA, lượng pin chiếm từ 16% đến 26% tổng trọng lượng của một chiếc ô tô. 

Còn trên một chiếc mô tô điện, khối lượng pin chiếm tỉ lệ gấp đôi. Ví dụ Harley-Davidson LiveWire có tổng trọng lượng là 249kg, trong đó khối lượng pin lên tới 113kg, chiếm 45% trọng lượng của toàn bộ xe. Sau quá trình sản xuất, xe điện không trực tiếp thải ra khí nhà kính nhưng vẫn có một lượng khí thải đến từ dây chuyền sản xuất pin. Nó thay đổi phụ thuộc vào từng vùng sản xuất. Chẳng hạn như ở Thụy Điển sử dụng năng lượng hạt nhận và thủy điện, điện năng tạo ra ước tính thải ra tương đương 9g/km CO2. Trong khi ở Latvia - nơi nguồn điện được tạo ra chủ yếu từ than, con số này tăng lên thành 234g/km.

Xedien-cafeautovn-4

 Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability cho thấy ngay cả khi nguồn điện tới từ các nguồn không “sạch”, về cơ bản các phương tiện chạy điện cũng dần trung hoà sự ô nhiễm sau một thời gian dài vận hành trên đường mà không phát thải khí. Những chiếc ô tô điện cỡ lớn sau khi lăn bánh khoảng 44.000km sẽ trung hoà được ảnh hưởng với môi trường từ quá trình sản xuất chúng; cũng như sản xuất điện năng để cấp nguồn cho chúng. Kể từ mốc này, chúng sẽ thực sự bắt đầu ít gây ô nhiễm hơn so với xe động cơ đốt trong tương đương. 

Xedien-cafeautovn-5

Ngược lại, các phương tiện cỡ nhỏ cần tới khoảng 70.000km vì trọng lượng riêng của pin của chúng chiếm tỷ lệ lớn hơn - tương ứng sự phát thải trong quá trình sản xuất lớn hơn. Từ đó cho thấy rằng một chiếc xe mô tô sử dụng năng lượng điện cần tỷ lệ nguyên vật liệu lớn hơn tính theo khối lượng của pin, nó sẽ cần đi được quãng đường lớn hơn trước khi đạt tới điểm cân bằng về LCA so với những chiếc xe động cơ xăng và từ đó gây ảnh hưởng ít hơn tới môi trường.

Theo các thống kê, trung bình một chiếc ô tô điện có quãng đường di chuyển trung bình 15.000 km mỗi năm và tuổi thọ 12 năm trước khi pin và hệ động lực điện xuống cấp. Từ đó tổng quãng đường mà nó lăn bánh là 180.000km. Xét tới việc một chiếc ô tô điện lớn sẽ đạt mức cân bằng về BEA sau khoảng 44.000km, rõ ràng là chúng sẽ ít ảnh hưởng tới môi trường hơn sau một thời gian dài.

Xedien-cafeautovn-6

Tuy nhiên với những phương tiện BEV cỡ nhỏ - đặc biệt là mô tô, điều này lại không hoàn toàn chính xác. Do những chiếc mô tô thường di chuyển với quãng đường ít hơn xe hơi và điểm trung hoà LCA của các phuơng tiện BEV cỡ nhỏ lên tới khoảng 70.000km, có thể thấy mô tô điện không phải là lựa chọn “xanh” thực sự.

Bạn cần tư vấn mua xe?
Chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian
sớm nhất để hỗ trợ bạn!
  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Báo cáo vi phạm

Ý kiến của bạn

Vui lòng đăng nhập để bình luận được bài viết.

Đăng nhập
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường Ô tô – Xe máy xin gửi về địa chỉ email: info@cafeauto.vn; Đường dây nóng: 0903.762.768.