Mỗi bộ phận trong xe của bạn đều cần được bảo dưỡng thường xuyên và hầu hết đều cần thay thế vào một thời điểm nào đó. Trong số các bộ phận dễ bị hao mòn nhất là lốp xe. Tất nhiên chúng sẽ cần được thay thế vào một lúc nào đó, nhưng bạn có thể không phải thay lốp sớm bằng cách đảo lốp xe để chúng mòn đều. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin về thời gian đảo lốp xe và cách thực hiện điều này đối với các xe có hệ truyền động khác nhau như: 4WD, AWD, FWD và RWD, cùng với một số mẹo hữu ích khác.
Các vấn đề khác nhau dẫn đến các kiểu mòn gai lốp khác nhau. Bằng cách kiểm tra độ mòn của lốp, bạn có thể biết được thông tin quan trọng về vấn đề đang xảy ra với xe.
Ba kiểu mòn lốp rõ ràng nhất là mòn giữa, mòn mép và mòn mép trong / ngoài. Mòn giữa lốp là do lốp bị bơm căng quá mức trong một thời gian dài, dẫn đến việc tâm lốp tiếp xúc liên tục với đường. Mòn gai lốp ở cả mép trong và mép ngoài có nghĩa là lốp bị non hơi thường xuyên, khiến những phần này tiếp xúc với đường nhiều nhất. Nếu lốp bị mòn nhiều ở mép trong hoặc mép ngoài, điều đó có nghĩa là chiếc xe có vẫn đề về căn chỉnh.
Hai vấn đề phổ biến khác của lốp xe là hiện tượng mòn không đều và phồng rộp thành bên. Mòn lốp không đều, xảy ra do chuyển động lên xuống không đều hoặc nảy của bánh xe. Hiện tượng này phổ biến hơn ở những xe cũ với hệ thống treo cũ kỹ. Nếu không được xử lý, lốp xe sẽ bị mòn sớm và cản trở sự tiếp xúc của lốp với đường, điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái và phanh của xe.
Một vấn đề phổ biến khác đối với lốp xe là thành bên bị phồng rộp. Chỗ phồng ở thành bên thường là kết quả của một tác động vật lý, rất có thể là do va phải ổ gà to. Lớp lót bên trong của lốp bị hư hỏng, tạo ra một lỗ nhỏ hoặc vết rách ở thành bên. Khi đó, không khí có thể xâm nhập vào cấu trúc của lốp và tạo ra chỗ phồng.
Điều này làm ảnh hưởng đến độ bền của thành lốp. Nếu không được xử lý kịp thời, chỗ phồng ở thành bên có thể dẫn đến xẹp lốp hoặc nổ lốp, cả hai đều có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng.
Đôi khi, chỗ phồng ở thành bên có thể do hỏng cấu trúc của lốp. Điều này có thể là kết quả của việc lốp xe cũ bị hư hỏng một cách tự nhiên, ngay cả khi bạn hiếm khi lái xe.
Lốp xe được làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp và các hợp chất hóa học khác. Nếu bạn kéo căng dây chun trong một thời gian dài liên tục, nó sẽ xuất hiện những vết nứt nhỏ khắp nơi và cuối cùng là vết nứt. Điều tương tự cũng xảy ra với một sợi dây cao su lâu ngày không sử dụng: khi bạn kéo căng, nó sẽ bị rạn nứt và đứt.
Sự hao mòn đối với lốp ô tô cũng tương tự như vậy. Bạn lái xe càng nhiều, lốp xe càng nhanh bị xuống cấp. Ngay cả khi bạn ít khi lái xe, lốp xe không hoạt động càng lâu, chúng càng nhanh bị lão hóa và hư hỏng.
Tùy thuộc vào việc ô tô của bạn là loại dẫn động cầu trước, cầu sau hay hai cầu chủ động, mỗi loại lốp sẽ mòn với tỷ lệ khác nhau do mức độ sử dụng khác nhau. Ví dụ, trong hệ dẫn động cầu trước, bánh trước phải làm việc nhiều hơn bánh sau vì hoạt động đánh lái, phanh và chịu sức nặng của động cơ và cầu trước.
Đảo lốp bánh xe định kỳ sẽ giúp tất cả bốn bánh xe mòn đều nhau, do đó kéo dài tuổi thọ của chúng lâu hơn một chút cũng như cải thiện khả năng vận hành và sự an toàn khi lái xe.
Các chuyên gia đưa ra nhiều khuyến cáo về thời gian đảo lốp. Thời gian trung bình là ít nhất sáu tháng một lần. Một số công ty sản xuất lốp xe khuyên người dùng nên đảo lốp sau mỗi 10.000-12.000 km.
Tất nhiên, việc bao lâu nên đảo lốp bao lâu một lần cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và nếu lốp của bạn có xu hướng mòn nhanh hơn so với trung bình thì hãy đảo lốp sớm hơn để đảm bảo an toàn cũng như khả năng vận hành của xe.
Hệ dẫn động hai cầu chủ động, cầu trước và cầu sau sẽ có sự bố trí động cơ và hộp số khác nhau. Chúng được sử dụng trong một số tình huống lái xe nhất định để đảm bảo an toàn và giúp người lái điều khiển xe dễ dàng hơn. Mỗi hệ thống lại xử lý sức mạnh truyền đến lốp xe theo những cách khác nhau, do đó mỗi hệ thống có độ mòn lốp riêng biệt và do đó những chiếc xe này cần các bố cục đảo lốp riêng.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Lốp xe, có ba kiểu đảo lốp áp dụng cho hầu hết các loại xe AWD (2 cầu chủ động), FWD (cầu trước) và RWD (cầu sau) ngày nay, do những loại xe này được trang bị lốp trước và sau có kích thước bằng nhau. Trước khi thực hiện một kiểu đảo lốp cụ thể, hãy kiểm tra sách hướng dẫn của bạn để xem lốp xe của bạn có phải là một chiều hay không, nghĩa là chúng chỉ quay theo một hướng để hoạt động bình thường.
Đảo lốp xe 2 cầu chủ động (AWD)
AWD là một hệ thống dẫn động 2 cầu luôn ‘bật’ và nó thay đổi công suất truyền đến mỗi bánh xe để chiếc xe cân bằng và vận hành một cách tối ưu.
Chiến dịch quảng cáo của Subaru đã tóm tắt rất tốt lợi thế của AWD: "truyền lực từ các bánh xe trượt sang các bánh xe bám". Khi bị mất lực bám đường, công suất từ động cơ được truyền từ bánh xe bị trượt sang các bánh xe khác, giúp xe nhanh chóng lấy lại độ bám đường, từ đó cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu.
Một lưu ý quan trọng là mặc dù nhiều người nghĩ rằng xe AWD thường có lốp mòn đều hơn các loại hệ dẫn động khác, điều này không có nghĩa là chiếc xe đó không bị mòn lốp không đều và có thể bỏ qua việc đảo lốp.
Chủ xe nên thường xuyên theo dõi tình trạng lốp
Điều này là do sự khác biệt về trọng lượng vốn có giữa phía trước và phía sau của bất kỳ chiếc xe nào cũng có thể ảnh hưởng đến độ mòn của lốp. Thứ hai, hệ thống dẫn động 2 cầu chủ động không phải lúc nào cũng dẫn động tất cả các bánh. Hãy nhớ rằng tùy thuộc vào chế độ truyền động đã chọn và điều kiện lái xe, hộp số và bộ vi sai điều khiển điện tử có thể chuyển công suất giữa bánh trước và bánh sau, tạo ra sự mài mòn không đồng đều.
Đối với xe AWD, bố cục đảo lốp tối ưu là đi chéo nhau: di chuyển lốp từ trước bên phải sang phía sau bên trái, lốp phía trước bên trái sang phía sau bên phải, phía sau bên trái sang phía trước bên phải và từ phía sau bên phải sang phía trước bên trái. Một cách khác để ghi nhớ điều này là những gì ở phía trước sẽ ở phía sau, những gì bên phải sẽ ở bên trái, và ngược lại.
Đảo lốp xe dẫn động cầu trước (FWD)
Mặc dù xe 4WD và AWD gần đây đã trở nên phổ biến hơn, nhưng hầu hết ô tô trên đường thường có hệ dẫn động cầu trước, tức là công suất của động cơ chỉ được truyền đến hai bánh trước.
Một ưu điểm của xe FWD là khả năng bám đường tốt hơn khi lên dốc, do lực đều nằm ở bánh trước. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là lực bám đường thấp trong các tình huống lái xe bình thường: nếu một trong hai bánh trước mất độ bám đường và trượt thì chiếc xe chỉ còn một bánh để bám đường.
Đối với hệ dẫn động FWD, hoán đổi lốp trước sang vị trí phía sau bên phải ở cùng một phía, tức là lốp phải trước sang lốp phải sau và lốp trái trước sang trái sau. Sau đó, đảo chéo cho lốp sau: di chuyển lốp sau bên phải lên phía trước bên trái và lốp sau bên trái lên phía trước bên phải.
Đảo lốp xe dẫn động cầu sau (RWD)
Khi bạn nhấn ga trên xe dẫn động cầu sau, lực sẽ được truyền đến bánh sau, do đó tối đa hóa hiệu suất của xe khi tăng tốc. Tức là, bánh sau cung cấp lực để xe di chuyển, trong khi bánh trước quyết định hướng của nó.
Đối với xe RWD, bố cục đảo lốp cũng giống như xe FWD nhưng ngược lại. Di chuyển các lốp sau về phía trước, tức là lốp phía sau bên trái lên phía trước bên trái và lốp phía sau bên phải lên phía trước bên phải. Sau đó, di chuyển từng lốp trước sang lốp phía sau đối diện, đó là phía trước bên phải sang phía sau bên trái và phía trước bên trái sang phía sau bên phải.
Giống như các bộ phận khác trên ô tô của bạn, câu trả lời khác nhau tùy thuộc vào chất lượng lốp, điều kiện lái xe và cách bạn sử dụng chúng. Tuy nhiên, vẫn có những ước tính chung cho tuổi thọ trung bình của lốp xe ô tô.
Tuổi thọ lốp ô tô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Các chuyên gia đều đồng ý rằng lốp xe có thể đi được 80 nghìn km trong điều kiện lái xe bình thường, tương đương với khoảng 3-4 năm lái xe. Dẫu vậy, nhiều chủ xe cho biết rằng lốp xe mới của họ hoặc lốp xe thay thế chỉ chạy được từ 30 đến 50 nghìn km.
Mặc dù bạn không cần phải chi nhiều tiền để mua những chiếc lốp cao cấp, nhưng tốt nhất bạn nên nghiên cứu và chọn mua một số loại lốp chất lượng thay vì lựa chọn loại rẻ nhất trên thị trường.
Bạn có thể xác định tuổi hoặc năm sản xuất lốp bằng cách tìm Số nhận dạng lốp (TIN) trên thành bên của bất kỳ loại lốp nào. TIN sẽ là nhóm chữ số cuối cùng trong một nhóm chữ và số dài hơn sau “DOT”.
Các thông tin quan trọng của lốp ô tô thường được in trên thành lốp
Một ví dụ về mã DOT là: DOT Y9RJ FPUU 2620. Mỗi nhóm chữ số được phân tách bằng khoảng cách. Nhóm chữ số cuối cùng của loại lốp này gồm 4 số, nghĩa là lốp được sản xuất sau năm 2000. Cụ thể, nó được sản xuất vào tuần thứ 26 của năm 2020, tức là chiếc lốp này còn mới. Một ví dụ khác về mã DOT là: DOT JI3P FUM0 137. Nhóm cuối cùng có 3 chữ số là "137", biểu thị rằng lốp được sản xuất vào tuần thứ 13 của năm 1997.
Câu hỏi: Tôi đang sử dụng xe Toyota Innova 2014. Một số bạn bè khuyên tôi nên đảo lốp. Xin hỏi công dụng của việc đảo lốp là gì? Xe đi được bao nhiêu km thì cần đảo lốp?
Đảo lốp được coi là một hình thức bảo dưỡng lốp xe nhằm tăng tuổi thọ lốp, mỗi tay lái có thể thực hiện phương pháp đổi chéo, đổi thẳng hoặc đổi ngang, tùy thuộc từng kiểu dẫn động.
Việc kiểm tra và bảo dưỡng xe đều đặn không chỉ giúp chiếc xe bạn luôn trong tình trạng tốt nhất mà còn giúp tiết kiệm một khoảng tiền không nhỏ. Để không bỏ sót bộ phận nào trên xe, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình chăm sóc xe trong năm qua danh sách dưới đây.
Đảo lốp là một trong những hoạt động bảo dưỡng đơn giản góp phần giảm thiểu mòn không đều, kéo dài tuổi thọ và nâng cao an toàn khi lái xe.